Quai bị là bệnh nhiễm khuẩn do Myxo virus gây ra. Lây truyền qua nước bọt và nước tiểu của người bệnh. Bệnh phổ biến ở trẻ 3 – 14 tuổi, thường 5 – 9 tuổi và thanh niên 18 – 20 tuổi. Miễn dịch sau khi bị bệnh quai bị khá bền vững. Biến chứng do bệnh quai bị ít, tuy nhiên rất nặng nề. Có thể gây vô sinh đối với bé trai sau này vo viêm tinh hoàn, gây đái tháo đường do vi6em tụy kéo dài.
Triệu chứng lâm sàng: thời gian ủ bệnh từ 15 – 21 ngày, virút phát triển ở niêm mạc miệng sau đó xâm nhập vào máu gây viêm các cơ quan.
Viêm tuyến mang tai: là có thể thường nhất và điển hình nhất, trẻ sốt 380C – 390C,
nhức đầu, mệt mỏi, ăn ngủ kém; viêm sưng tuyến mang tai, da căng phồng
lên, không đỏ, đau, miệng khô và khó nuốt. Có khi viêm cả tuyến nước bọt
dưới hàm, dưới lưỡi, nên mặt bạnh ra, nước bọt ít và quánh. Sau 4 – 5
ngày hết sốt, sưng đau, giảm dần và khỏi.
Viêm tinh hoàn:
hay gặp ở tuổi thanh niên (20% -30% các ca), thường xảy ra vào ngày thứ
5 đến ngày thứ 8 sau khi viêm tuyến mang tai. Sốt cao trở lại, tinh
hoàn sưng tấy, đỏ, bìu căng co khi kéo dài cả tuần. Sau 2 – 6 tháng tinh
hoàn bị viêm nhỏ hơn bình thường.
Xử
trí: mặc quần áo chặt để treo tinh hoàn, chườm nóng; nằm nghỉ từ 5 – 7
ngày; dùng Prednisolone 1 – 2mg/kg/ngày trong 7 – 10 ngày, vitamine E từ
1 – 2 tháng để tạo khả năng tinh trùng sau viêm.
Viêm buồng trứng: chỉ gặp ở phụ nữ dậy thì, sốt, đau bụng dưới có thể xuất huyết tử cung nhẹ trong vài ngày.
Viêm tụy cấp: thường chỉ gặp ở người lớn, rất hiếm ở trẻ em, sốt, đau bụng cấp, tiêu chảy, biếng ăn.
Xử trí: ăn thức ăn lỏng, truyền Dextrose 10%, giảm đau bằng Atropine.
Viêm não – màng não: sốt 380C – 390C kèm theo rét run; có dấu hiệu màng não (nhức đầu, nôn ói, ly bì, cổ gượng); có thể co giật, hôn mê.
Để dự phòng bệnh này cần cách ly bệnh nhi tại nhà từ 9 – 10 ngày, người
tiếp xúc nên đeo khẩu trang. Nằm nghỉ trong giai đoạn viêm cấp để đề
phòng biến chứng, tiêm vắc-xin MMR nấu có (Measles-mumps-Rubella) cho
trẻ 12 – 15 tháng và lập lại lúc 4 tuổi.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét