Hiển thị các bài đăng có nhãn Triệu chứng bệnh quai bị. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Triệu chứng bệnh quai bị. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

Bệnh quai bị: Triệu chứng bệnh quai bị - Các triệu chứng ban đầu của bệnh bao gồm sốt nhẹ, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, mất cảm giác ngon miệng trong đó sưng tuyến mang tai là triệu chứng rõ rệt nhất.

Quai bị là bệnh truyền nhiễm do virus nên có khả năng lây lan nhanh. Do đó, khi có triệu chứng của bệnh, người bệnh cần được cách ly chăm sóc, tránh lây lan ra cộng đồng.
tuyen mang tai
Sưng tuyến mang tai do quai bị
Bệnh quai bị có thời gian ủ bệnh là 14 đến 18 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên. Biến chứng nguy hiểm của bệnh quai bị bao gồm: viêm màng não, điếc và viêm tinh hoàn.
Các triệu chứng của bệnh quai bị bao gồm:
Các triệu chứng không rõ ràng của bệnh quai bị bao gồm: sốt nhẹ, đau cơ, đau đầu, mất cảm giác ngọn miệng. Tuyến mang tai sưng lên vào ngày thứ 3 sau khi phát bệnh (Tuyến mang tai là một tuyến nước bọt nằm phía trước tai và góc hàm trên). Tuyến mang tai sưng lên có thể làm đau tai và kéo dài khoảng 10 ngày. 95% người mắc bệnh quai bị có dấu hiệu sưng tuyến mang tai.
Điều bất ngờ là 15% - 20% các trường hợp mắc bệnh quai bị không có dấu hiệu lâm sàng nhiễm trùng và chỉ 50% người bệnh có dấu hiệu liên quan tới hô hấp mà không có triệu chứng như trên.  Trẻ em xuất hiện đầy đủ các triệu chứng của bệnh quai bị hơn người lớn.
viem tinh hoan do quai bi
Quai bị dễ dẫn tới viêm tinh hoàn ở nam giới
Nguy cơ mắc bệnh quai bị
Những yếu tố sau làm tăng nguy cơ mắc bệnh quai bị:
- Những người không được chủng ngừa đầy đủ 2 liều vắc xin theo khuyến cáo
- Tuổi tác: Trẻ từ 2 đến 12 tuổi có nguy cơ mắc bệnh quai bị cao nhất.
- Mùa dịch: Dịch quai bị xảy ra phổ biến vào màu đông và mùa xuân
- Hệ miễn dịch suy yếu: Do virus như HIV/AIDS hoặc sử dụng thuốc điều trị bệnh khác.
- Những người sinh trước năm 1956
Tiêm vắc xin quai bị
Tiêm vắc xin là cách tốt nhất phòng bệnh quai bị
Các triệu chứng của bệnh quai bị trong thời kỳ ủ bệnh là không rõ ràng, do đó, để chuẩn đoán chính xác bệnh cần dựa trên kinh nghiệm và ý kiến của bác sĩ. Bệnh quai bị cần được chăm sóc cách ly, tăng cường sức đề kháng để tránh những biến chứng nguy hiểm.
D.P

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

Bệnh quai bị: Triệu chứng và cách điều trị quai bị hiệu quả - Quai bị là một bệnh nhiễm trùng do virus gây đau và sưng tuyến nước bọt, đặc biệt là tuyến mang tai (giữa tai và hàm). Một số trường hợp không có triệu chứng sưng mà cúm hoặc cảm giác nặng ở mang tai.

Quai bị thường tự khỏi trong vòng 10 ngày mà không cần điều trị đặc biệt. Bệnh có thể gây biến chứng ảnh hưởng tới não (viêm màng não), tinh hoàn (viêm tinh hoàn), buồng trứng, hoặc tuyến tuỵ (viêm tuỵ).

Bệnh quai bị có thể gây vô sinh
Vắc xin phòng quai bị có thể chống lại bệnh. Trẻ có thể tiêm một liều vắc xin tổng hợp bao gồm sởi, quai bị và rubella (MRR) và MRRV (sởi, quai bị, rubella và thuỷ đậu).
Nguyên nhân của bệnh quai bị
Bệnh quai bị do virus gây nên. Bệnh lây truyền do tiếp xúc với chất dịch do người bệnh hắt hơi khi ho. Thời gian ủ bệnh là từ 5 -9 ngày sẽ xuất hiện các triệu chứng.
Triệu chứng của bệnh quai bị
- Sưng và đau ở xương hàm. Một hoặc cả hai má sưng to.
- Sốt
- Nhức đầu, đau tai, đau họng và đau khi nuốt hoặc mở miệng,
- Đau khi ăn thức ăn hoặc đồ uống có vị chua như cam quýt,..
- Mệt mỏi, đau cơ và khớp
- Chán ăn, nôn mửa.
Người bệnh thường mất khoảng 2 - 3 tuần mới xuất hiện các triệu chứng đầu tiên gọi là thời kỳ ủ bệnh. Một số trường hợp không có bất kỳ triệu chứng gì.
Nếu các triệu chứng tiến triển nguy hiểm hơn như cứng cổ, đau đầu dữ dội, đau tinh hoàn hoặc đau bụng, hãy đi khám ngay lập tức.
benh quai bi
Bệnh quai bị có thể gây sốt
Chuẩn đoán bệnh quai bị
Quai bị thường được chuẩn đoán thống qua triệu chứng và tiền sử phơi nhiễm với virus. Trong trường hợp cần thiết có thể xét nghiệm máu, nước tiểu, nước bọt hay dịch tuỷ não. Những xét nghiệm này hiếm khi được thực hiện.
Nếu nghi ngờ  trẻ bị mắc quai bị, hãy cho trẻ đi khám để được theo dõi các biến chứng.
Điều trị bệnh quai bị.
Đa số các trường hợp mắc quai bị, người bệnh tự phục hồi sau khi được nghỉ ngơi và chăm sóc tại nhà. Trừ những trường hợp nghiêm trọng cần được theo dõi tại cơ sở y tế.
benh quai bi
Trẻ cần được tiêm phòng quai bị
Chăm sóc trẻ bị bệnh quai bị:
- Cho trẻ uống aceminophen để giảm sốt và đau đầu. Cho trẻ uống đúng liều lượng theo chỉ định. Không cho trẻ uống aspirin nếu nhỏ hơn 20 tuổi vì nguy cơ mắc hội chứng Reye.
- Chườm đá, khăn ẩm ở khu vực bị sưng hoặc đau. Đặt miếng vải nhỏ bên dưới để bảo vệ da.
- Cho trẻ uống nhiều nước để giảm sốt và tránh mất nước
- Cho trẻ ăn thức ăn mềm, không cần nhai.
- Tránh thức ăn hoặc đồ uống có vị chua.
Nếu bị mắc bệnh quai bị, trẻ cần được cách ly khỏi nhà trẻ, trường học ít nhất 5 ngày sau khi tuyến nước bọt trở lại bình thường.
D.P

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm virut cấp tính do một loại siêu vi thuộc nhóm Paramyxoviridae gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em lứa tuổi 5 - 14. Bệnh lây lan chủ yếu qua nước bọt khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Bệnh có thể tự điều trị tại nhà, nhưng với trường hợp sốt cao, ói mửa, nhức đầu hoặc bộ phận sinh dục sưng to, cần phải lập tức đưa đến bệnh viện để được điều trị, tránh biến chứng đáng tiếc.

Triệu chứng của quai bị
Người bị quai bị sẽ có thời gian ủ bệnh trong vòng 2 - 3 tuần, thông thường vào khoảng 17 - 18 ngày. Trong thời gian này, người bệnh không có biểu hiện gì rõ rệt. Sau đó, người bệnh có biểu hiện sốt 38 - 39oC, đau cổ họng, người mệt mỏi, chán ăn, tuyến mang tai to dần và đau nhức, có thể đau tuyến nước bọt dưới hàm hoặc dưới lưỡi, đau khi há miệng hoặc khi nuốt.
Tuyến mang tai sưng to kèm đau nhức ở một bên, lan dần sang tuyến mang tai bên kia và sưng to đến khoảng 1 tuần thì từ từ nhỏ lại. Mặt da của tuyến mang tai thường đỏ, không nóng và ấn vào có cảm giác đàn hồi.
Biến chứng nguy hiểm
Mặc dù tỷ lệ tử vong do bệnh rất thấp nhưng quai bị có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm:
Viêm não - màng não: Đây là biến chứng thường gặp ở trẻ em, chiếm tỷ lệ 25%, với các triệu chứng sốt cao, nhức đầu, ói mửa, đôi khi có co giật, một số trường hợp có biểu hiện liệt giống sốt bại liệt. Tuy nhiên, diễn tiến của viêm não - màng não quai bị thường ít để lại di chứng. 
Viêm tinh hoàn: 20 - 30% các trường hợp gặp ở trẻ em trai trong tuổi dậy thì. Viêm tinh hoàn xuất hiện trong khoảng 7 - 10 ngày sau khi sưng tuyến mang tai. Phần lớn viêm tinh hoàn chỉ xảy ra ở một bên với biểu hiện sốt cao, lạnh run, nôn ói, đau bụng, tinh hoàn sưng to và đau nhức. Bệnh nhân đau tinh hoàn sắp sưng, sau đó tinh hoàn sưng to gấp 3 - 4 lần bình thường. Thường thì sưng 1 bên, cũng có thể sưng 2 bên. Tình trạng này kéo dài khoảng 3 - 7 ngày thì giảm bớt, sau 2 tháng mới đánh giá được tinh hoàn có teo hay không. Tỷ lệ teo tinh hoàn do quai bị là 30 - 40%. Nếu bị teo tinh hoàn 2 bên thì khả năng vô sinh rất cao.
Viêm buồng trứng ở em gái dậy thì:  Đau bụng, rong kinh và thường khó phát hiện hơn viêm tinh hoàn ở nam, chiếm 7% các trường hợp mắc bệnh ở tuổi sau dậy thì (hiếm khi vô sinh). Nếu nhiễm bệnh ở phụ nữ có thai 3 tháng đầu có khả năng gây dị dạng thai, sẩy thai. Nếu mắc bệnh vào 3 tháng cuối có thể tăng nguy cơ thai chết lưu hoặc đẻ non.
Ðề phòng biến chứng quai bị ở trẻ em 2
 Virus quai bị thuộc nhóm Paramyxovirrus.
Cần phải làm gì khi bị bệnh?
Mặc dù bệnh quai bị gây ra những triệu chứng khó chịu nhưng bệnh lành tính và có thể tự khỏi trong vòng 10 ngày. Hiện nay, chưa có một loại thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh quai bị nên ngoài việc đưa trẻ đến cơ quan y tế để kiểm tra, cần lưu ý một số điểm sau: cần cho trẻ một chế độ nghỉ ngơi hợp lý (không vận động nhiều); cho trẻ ăn uống đầy đủ với các thức ăn mềm, dễ nuốt, nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng; nếu trẻ sốt hoặc quá đau, có thể cho trẻ uống thuốc giảm sốt; uống  nhiều nước, nước trái cây để bù nước. Nếu là bé trai bị mắc bệnh quai bị, nên để bé trai nằm thẳng để bìu được nâng lên. Trong tư thế nằm, tinh hoàn 2 bên sẽ được nâng và làm chỗ dựa nâng đỡ cho cả bìu; có thể sử dụng túi lạnh chườm vào vùng bìu để làm giảm cơn đau nhức.
Quai bị thường do 2 nguyên nhân: do siêu vi và do vi khuẩn. Với các trường hợp do siêu vi thì không cần phải đến bệnh viện điều trị, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 5 - 7 ngày. Trong trường hợp này, có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt tại nhà.
Với những trường hợp quai bị biến chứng, trẻ có biểu hiện sốt cao, ói mửa, nhức đầu hoặc bộ phận sinh dục sưng to thì cần phải đến bệnh viện điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không được điều trị sớm, có thể gây biến chứng vô sinh do teo tinh hoàn.
Đặc biệt, cần đến bệnh viện khi có các triệu chứng đặc biệt như nôn liên tục hoặc choáng...
Có phòng ngừa được không?
Ngoài việc tránh cho trẻ tiếp xúc với bệnh nhân bị quai bị, cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm vaccin phòng bệnh. Tuy nhiên trên thực tế, việc tiêm phòng chỉ có thể phòng bệnh được khoảng 80%. Chính vì vậy, phòng bệnh và tránh lây lan là việc làm rất cần thiết.
Cụ thể: Cách ly người bệnh ở nhà, không tiếp xúc với những người xung quanh, khi tiếp xúc phải mang khẩu trang. Thời gian cách ly người bệnh trong khoảng 10 ngày kể từ khi bắt đầu sưng tuyến mang tai. Ở trường học, khi phát hiện trẻ mắc bệnh quai bị, cần cho nghỉ học ngay để tránh lây cho trẻ khác.
Thường xuyên rửa tay với xà phòng, đảm bảo vệ sinh cá nhân hằng ngày. Làm sạch đường hô hấp bằng cách súc miệng với dung dịch nước muối hoặc các dung dịch sát khuẩn đường mũi họng. Hạn chế tiếp xúc với người bị  bệnh. Hạn chế tới những nơi tập trung đông người, đặc biệt tại các phòng chật hẹp nơi đang có dịch. Tăng cường sức đề kháng bằng ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập luyện thể dục và nghỉ ngơi hợp lý.
BS. Nguyễn Văn Độ

1 Bệnh quai bị là gì?

Quai bị là bệnh truyền nhiễm do vi rút. Đôi khi bệnh còn gọi là viêm tuyến nước bọt mang tai.
Bệnh quai bị thường gặp ở trẻ mới lớn, từ 5 đến 9 tuổi. Nhưng cũng có thể gặp ở người lớn. Khi đó nhiều biến chứng nguy hiểm sẽ xảy ra. Ở vùng có tiêm vắc xin thì bệnh thường gặp ở trẻ lớn hơn là trẻ nhỏ.

             3.2 Bệnh quai bị lây truyền như thế nào?

Vi rút quai bị có ở mọi nơi trên thế giới. Nó lây qua những giọt nhỏ không khí khi người mang mầm bệnh hắt hơi hoặc ho và do tiếp xúc trực tiếp với người mang mầm bệnh.

             3.3 Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh là gì?

Khoảng 1/3 trẻ nhiễm vi rút quai bị không có triệu chứng. Triệu chứng thường xuất hiện bắt đầu từ ngày thứ 14 đến ngày thứ 21 sau khi nhiễm trùng. Sưng tuyến nước bọt phía dưới và trước tai là triệu chứng nổi bật. Sưng có thể xảy ra một bên cổ hoặc cả hai bên cổ. Các triệu chứng khác gồm đau khi nhai hoặc nuốt, sốt, mệt mỏi, tinh hoàn sưng và đau.
Người bị quai bị có thể lây nhiễm cho người khác kể từ 6 ngày trước và 9 ngày sau khi có dấu hiệu sưng tuyến mang tai. 

             3.4 Biến chứng của bệnh là gì?

Biến chứng của bệnh quai bị ít gặp nhưng có thể nghiêm trọng. Ở nam giới, thanh niên viêm tinh hoàn có thể 1 hoặc 2 bên, có thể gây vô sinh. Viêm não, viêm màng não và điếc là những biến chứng hiếm gặp nhưng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

             3.5 Điều trị bệnh quai bị như thế nào?

Không có điều trị đặc hiệu.

             3.6 Phòng bệnh quai bị như thế nào?

Sau khi khỏi, người bệnh thường có miễn dịch đặc hiệu suốt đời.
Vắc xin quai bị cũng rất an toàn và hiệu quả cao.
Những điểm chính
Bệnh quai bị lây truyền qua những giọt nhỏ trong không khí khi người mang mầm bệnh ho hoặc hắt hơi.
Khoảng 1/3 số người mang mầm bệnh không có triệu chứng.
Triệu chứng thường gặp nhất là sưng tuyến nước bọt.
Biến chứng của bệnh quai bị nghiêm trọng nhưng ít gặp.
Vắc xin quai bị thường tiêm phối hợp với vắc xin sởi và rubella (MMR).

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Quai bị và những hậu quả đối với nam giới


Quai bị là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi gây ra. Biểu hiện của căn bệnh này là sưng và đau tuyến nước bọt, chủ yếu là tuyến mang tai. Trong một số trường hợp, nó còn kèm theo cả viêm tuyến sinh dục, viêm màng não, viêm tụy và một số cơ quan khác…

Một trong những hậu quả nghiêm trọng của căn bệnh này đối với nam giới là gây viêm tinh hoàn dẫn đến vô sinh. Theo thống kê ở nam giới, cứ 10 người bị quai bị thì có khoảng 2 – 3 người mắc phải chứng viêm tinh hoàn. Tỷ lệ này thường gặp ở các thiếu niên đang trong tuổi dậy thì. Chính vì thế, các XY cần chú ý hơn để phòng tránh những hậu quả đáng tiếc nhé!

Nguy cơ vô sinh ở XY do hậu quả của bệnh quai bị 1
Cách đề phòng chứng vô sinh do quai bị

Tiêm vacxin phòng quai bị

Đây là biện pháp phòng tránh hữu hiệu nhất cho các bạn. Nó giúp chúng ta có đủ kháng thể đặc hiệu chống lại virus một cách chủ động, không cho chúng xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, các bạn cũng không nên tiếp xúc với những người bị quai bị để tránh bị lây bệnh.

Bằng các cách này, chúng ta không chỉ tránh được chứng vô sinh do quai bị, mà còn có thể hạn chế được nguy cơ mắc bệnh, giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe nữa đấy!

Cách ly an toàn khi bị bệnh

Để phòng tránh những biến chứng do quai bị gây ra, nhất là biến chứng gây viêm tinh hoàn, các XY cần được cách ly và chăm sóc cẩn thận trong thời gian bị bệnh.

Trong khoảng thời gian ít nhất 2 tuần kể từ khi bị bệnh, các XY cần được cách ly, tránh tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Bên cạnh đó, các bạn cần chú ý vệ sinh răng miệng, ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, giảm đau tại chỗ bằng cách đắp ấm vùng sưng, sử dụng thuốc giảm đau và hạ sốt nếu cần thiết.

Nguy cơ vô sinh ở XY do hậu quả của bệnh quai bị 2
Phòng tránh nguy cơ mắc biến chứng

Biến chứng viêm tinh hoàn gây vô sinh do quai bị gây ra có thể xuất hiện ngay trong thời gian bị bệnh hoặc sau khi bị bệnh. Vì thế, các bạn cần chú ý tới những biểu hiện của cơ thể để có thể chữa trị kịp thời.

Khi mắc phải chứng viêm tinh hoàn, tinh hoàn của các XY có thể bị sưng, đau, kèm theo tình trạng sốt cao. Một thời gian sau, tinh hoàn sẽ bị teo lại, làm suy giảm khả năng sinh tinh, dẫn đến vô sinh. Do đó, khi có những triệu chứng của viêm tinh hoàn, các XY cần đến bệnh viện khám ngay để có thể chữa trị kịp thời nhé!

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường xuất hiện nhiều vào mùa xuân, hè, tuy nhiên bệnh có thể xảy ra quanh năm kể cả vào mùa thu, đông. Bệnh thường phát triển thành dịch ở những tập thể đông đúc như nhà trẻ, trường học.



Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường xuất hiện nhiều vào mùa xuân
Đây là một bệnh nhẹ nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, đặc biệt nguy hiểm nhất là viêm sưng tinh hoàn, thường là một bên, xảy ra từ 20 - 30% ở nam giới trưởng thành.
Nguyên nhân
Quai bị do virus gây nên, rất dễ lây qua đường hô hấp và đường ăn uống, qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi. Bệnh thường hay gặp ở trẻ nhỏ, cả trẻ lớn chưa được tiêm phòng quai bị và lứa tuổi vị thành niên chưa có miễn dịch quai bị, người lớn cũng có thể mắc nhưng tỷ lệ là thấp hơn. Thời gian lây là từ 6 ngày trước khi toàn phát và đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh lý.
Triệu chứng
Khi bị nhiễm virus quai bị, phần lớn bệnh nhân thấy khó chịu từ 1 - 2 ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện. Bệnh nhân bị sốt cao (39 – 400C) trong 3 - 4 ngày, chảy nước bọt, sưng vùng mang tai, dấu hiệu dễ nhận biết nhất là má sưng to, có thể sưng một bên mặt rồi lan sang bên kia hoặc sưng hai bên cùng một lúc. Tuy nhiên, có khoảng 25% người bị nhiễm virus quai bị mà không có triệu chứng bệnh lý, đây là những đối tượng có khả năng truyền bệnh mà người xung quanh không biết. Bệnh thường tự khỏi sau 1 tuần đến 10 ngày. Sau đó, bệnh nhân được miễn dịch suốt đời.
Bệnh quai bị ở người lớn thường nặng và có nhiều biến chứng hơn ở trẻ em nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể có các biến chứng như: viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, nhồi máu phổi, viêm buồng trứng, viêm tụy; tổn thương thần kinh; đặc biệt bệnh quai bị ở phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sẩy thai hoặc sinh con dị dạng, trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu.
Phòng và điều trị
Đây là bệnh do virus gây ra nên chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các trường hợp mắc bệnh phải được nghỉ ngơi tại chỗ; ăn thức ăn mềm, dễ nuốt. Khi bị mắc bệnh, người bệnh cần vệ sinh răng miệng thường xuyên; cần được cách ly trong khoảng 2 tuần kể từ khi có triệu chứng sưng ở mang tai. Trẻ em bị bệnh không được đến trường, vì như vậy sẽ là nguồn lây bệnh cho các trẻ khác. Người lớn mắc bệnh cũng cần được cách ly như trẻ nhỏ tại phòng riêng. Các đồ vật có liên quan đến chất tiết mũi, họng cần phải được diệt khuẩn tốt. Có thể giảm đau tại chỗ bằng cách đắp ấm vùng sưng, giảm đau toàn thân và hạ sốt bằng Paracetamol. Trường hợp viêm tinh hoàn, chú ý mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau; nghỉ ngơi là chủ yếu, hạn chế vận động. Trường hợp bệnh nhân đã giảm sốt mà sốt trở lại hoặc đau vùng bụng dưới cần đưa đến cơ sở y tế để khám và điều trị tránh biến chứng nặng hơn.
Để phòng bệnh, ngoài các biện pháp cách ly với người bệnh thì phương pháp tiêm phòng là tốt nhất. Hơn 95% những người được tiêm chủng được miễn dịch rất lâu, có thể suốt đời. Vaccine có thể tiêm bất kỳ lúc nào từ 12 tháng tuổi trở lên. Trẻ vị thành niên và người lớn nếu đã có tiếp xúc với bệnh nhân quai bị nhưng chưa có tiền sử mắc quai bị và chưa được tiêm chủng theo lịch phòng bệnh quai bị thì nên tiêm chủng để có thể phòng bệnh tốt nhất cho bản thân và con mình.

Trẻ em dưới 15 tuổi hay mắc quai bị nhất. Nếu nghi ngờ con bạn có khả năng nhiễm bệnh, hãy theo dõi biểu hiện bệnh quai bị ở trẻ em thật nghiêm ngặt để sớm có cách xử lý phù hợp.


Hãy bảo vệ con bạn luôn khỏe mạnh
Có thể điều trị quai bị cho trẻ ở nhà nhưng phải có sự hướng dẫn thật tỉ mỉ của bác sĩ. Khi trẻ có những biểu hiện lạ cần cho trẻ đi khám tại các trung tâm y tế hay bệnh hiện để sớm phát hiện bệnh. Những biểu hiện bệnh quai bị ở trẻ em thường gặp nhất để xác định trẻ có bị nhiễm quai bị không như sau.
Bệnh quai bị là gì?
Bệnh quai bị thường xuất hiện nhiều vào mùa xuân, hè khi điều kiện thời tiết ẩm, dễ thay đổi hay nóng ẩm thất thường. Tuy là một loại bệnh lành tính nhưng nó có khả năng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tinh hoàn, viêm não- màng não, viêm buồng trứng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Một loại  virus có tên là Paramyxovirus có ái tính với các tổ chức tuyến và thần kinh chính là nguyên nhân gây bệnh. Khả năng lây lan của bệnh khá cao nên khi có dấu hiệu bị nhiễm bệnh, người bệnh nên được cách ly một thời gian ngắn.
Những biểu hiện bệnh quai bị ở trẻ em 1
Quai bị khiến con bạn đau đớn
Biểu hiện bệnh quai bị ở trẻ em
Trước khi phát bệnh, trẻ trải qua thời kỳ ủ bệnh kéo dài khoảng 18-21 ngày một cách hoàn toàn yên lặng, chưa có dấu hiệu nào. Khi trẻ có những triệu chứng sau, bạn cần chú ý theo dõi xem có đúng trẻ đang bị nhiễm bệnh quai bị không:
- Sốt, đau đầu, buồn nôn
Những biểu hiện bệnh quai bị ở trẻ em2
Trẻ bị sốt khi mắc quai bị
- Sưng tuyến nước bọt trong đó tuyến mang tai sẽ bị sưng to và thường chỉ sưng ở một bên. Có trường hợp bị sưng cả hai bên thì gương mặt của trẻ sẽ như hình trái lê, trẻ khó nhai hay nuốt thức ăn.
Những biểu hiện bệnh quai bị ở trẻ em 3
Cách chữa bệnh quai bị ở trẻ em: Khi đã chắn chắn rằng con bạn bị mắc quai bị cần thực hiện các việc sau:
- Cách ly trẻ với những người khác. Không cho trẻ đi học vì có khả năng lây bệnh cho mọi người
- Mua thuốc kháng sinh cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ. Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị bệnh này, vì vậy không thể tùy tiện cho trẻ uống bất cứ loại thuốc nào.
- Cho trẻ ăn thức ăn lỏng như cháo, canh hầm hay các loại thức ăn mềm và đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ
- Nên cho trẻ uống nhiều nước
- Giữ vệ sinh răng miệng thật tốt
- Khi trẻ bị mắc biến chứng viêm tinh hoàn cần cho trẻ mặc quần rộng rãi để tránh sự bó sát gây đau đớn
- Cho trẻ chế độ nghỉ ngơi hợp lý: không vận động, học tập quá nhiều
Những biểu hiện bệnh quai bị ở trẻ em 4
Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ khi bị bệnh
Hãy bảo vệ con bạn khỏi nguy cơ mắc bệnh quai bị và biến chứng của nó. Biểu hiện bệnh quai bị ở trẻ em cần được để ý thật cẩn thận nhằm phát hiện và điều trị sớm, tránh xảy ra những điều đáng tiếc.

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

Bệnh quai bị là một loại bệnh lý của các tuyến nước bọt, gây ra bởi một loại virus có tên là Paramyxovirus có ái tính với các tổ chức tuyến và thần kinh. Là một loại bệnh nhiễm virus thường thấy, tác động chủ yếu đến trẻ em từ 5 đến 15 tuổi. Bệnh quai bị Thường xuất hiện nhiều vào mùa xuân, hè, tuy nhiên bệnh có thể xảy ra quanh năm kể cả vào mùa thu, đông. Bệnh thường phát triển thành dịch ở những tập thể đông đúc như nhà trẻ, trường học.

Dấu hiện bệnh quai bị
Đây là một bệnh nhẹ nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, đặc biệt nguy hiểm nhất là viêm sưng tinh hoàn, thường là một bên, xảy ra từ 20 – 30% ở nam giới trưởng thành.

Nguyên nhân:

Bệnh quai bị do virus gây nên, rất dễ lây qua đường hô hấp và đường ăn uống, qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi. Bệnh thường hay gặp ở trẻ nhỏ, cả trẻ lớn chưa được tiêm phòng quai bị và lứa tuổi vị thành niên chưa có miễn dịch quai bị, người lớn cũng có thể mắc nhưng tỷ lệ là thấp hơn. Thời gian lây là từ 6 ngày trước khi toàn phát và đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh lý.

Triệu chứng bệnh quai bị:

Khi bị nhiễm virus quai bị, phần lớn bệnh nhân thấy khó chịu từ 1 – 2 ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện. Bệnh nhân bị sốt cao (39 – 400C) trong 3 – 4 ngày, chảy nước bọt, sưng vùng mang tai, dấu hiệu dễ nhận biết nhất là má sưng to, có thể sưng một bên mặt rồi lan sang bên kia hoặc sưng hai bên cùng một lúc. Tuy nhiên, có khoảng 25% người bị nhiễm virus quai bị mà không có triệu chứng bệnh lý, đây là những đối tượng có khả năng truyền bệnh mà người xung quanh không biết. Bệnh thường tự khỏi sau 1 tuần đến 10 ngày. Sau đó, bệnh nhân được miễn dịch suốt đời.
Bệnh quai bị ở người lớn thường nặng và có nhiều biến chứng hơn ở trẻ em nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể có các biến chứng như: viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, nhồi máu phổi, viêm buồng trứng, viêm tụy; tổn thương thần kinh; đặc biệt bệnh quai bị ở phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sẩy thai hoặc sinh con dị dạng, trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu.

Phòng và điều trị bệnh quai bị:

Đây là bệnh do virus gây ra nên chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các trường hợp mắc bệnh phải được nghỉ ngơi tại chỗ; ăn thức ăn mềm, dễ nuốt. Khi bị mắc bệnh, người bệnh cần vệ sinh răng miệng thường xuyên; cần được cách ly trong khoảng 2 tuần kể từ khi có triệu chứng sưng ở mang tai. Trẻ em bị bệnh không được đến trường, vì như vậy sẽ là nguồn lây bệnh cho các trẻ khác. Người lớn mắc bệnh cũng cần được cách ly như trẻ nhỏ tại phòng riêng. Các đồ vật có liên quan đến chất tiết mũi, họng cần phải được diệt khuẩn tốt. Có thể giảm đau tại chỗ bằng cách đắp ấm vùng sưng, giảm đau toàn thân và hạ sốt bằng Paracetamol. Trường hợp viêm tinh hoàn, chú ý mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau; nghỉ ngơi là chủ yếu, hạn chế vận động. Trường hợp bệnh nhân đã giảm sốt mà sốt trở lại hoặc đau vùng bụng dưới cần đưa đến cơ sở y tế để khám và điều trị tránh biến chứng nặng hơn.
Để phòng bệnh, ngoài các biện pháp cách ly với người bệnh thì phương pháp tiêm phòng là tốt nhất. Hơn 95% những người được tiêm chủng được miễn dịch rất lâu, có thể suốt đời. Vaccine có thể tiêm bất kỳ lúc nào từ 12 tháng tuổi trở lên. Trẻ vị thành niên và người lớn nếu đã có tiếp xúc với bệnh nhân quai bị nhưng chưa có tiền sử mắc quai bị và chưa được tiêm chủng theo lịch phòng bệnh quai bị thì nên tiêm chủng để có thể phòng bệnh tốt nhất cho bản thân và con mình.

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Quai bị là bệnh do virus gây ra và thường rất dễ lây. Biểu hiện thường thấy của bệnh là sốt và sưng tuyến nước bọt trong miệng và gần tai. Bệnh quai bị cũng liên quan đến hệ thống thần kinh trung ương. Đây là một bệnh nguy hiểm không chỉ ở người lớn mà ở cả trẻ em. VÌ vậy hãy cùng nhau tìm hiểu bệnh quai bị ở trẻ em nhé.

Design by Hao Tran -