Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyên nhân bệnh quai bị. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyên nhân bệnh quai bị. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Bật mí phương pháp điều trị bệnh quai bị hiệu quả - Bệnh quai bị là một bệnh gây ra bởi một loại virus.  Virus này lây lan từ người này sang người khác qua qua đường nước bọt (ví dụ, khi bạn hắt hơi) hoặc tiếp xúc trực tiếp với các vật phẩm đã bị nhiễm với nước bọt bị nhiễm bệnh. Vậy phải điều trị bệnh quai bị như thế nào, cùng khamchuabenh.info tìm hiểu nhé:

Bệnh quai bị
Bệnh quai bị là một bệnh gây ra bởi một loại virus
1. Nguyên nhân gây bệnh quai bị
Quai bị thường gặp ở trẻ em lứa tuổi 2-12, những người không được tiêm vắc xin phòng bệnh. Tuy nhiên, sự lây nhiễm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Thời gian từ khi tiếp xúc với vi rút và mắc bệnh (thời gian ủ bệnh) thường là 12-24 ngày.
Quai bị cũng có thể lây nhiễm sang các:
  • Hệ thống thần kinh trung ương
  • Tuyến tụy
  • Tinh hoàn
2. Triệu chứng bệnh quai bị
  • Đau mặt
  • Sốt
  • Đau đầu
  • Đau họng
  • Sưng tấy của tuyến mang tai (các tuyến nước bọt lớn nhất, nằm ​​giữa tai và hàm)
Các triệu chứng khác của bệnh này có thể xảy ra ở nam giới:
  • Lồi tinh hoàn
  • Đau tinh hoàn
  • Bìu sưng
3. Điều trị bệnh quai bị hiệu quả
Điều trị bệnh quai bị
Dùng túi chườm nóng hoặc lạnh chườm cho các khu vực cổ và acetaminophen (Tylenol) có thể giúp giảm đau.
Không có điều trị  bệnh quai bị cụ thể. Dùng túi chườm nóng hoặc lạnh chườm cho các khu vực cổ và acetaminophen (Tylenol) có thể giúp giảm đau. Không dùng aspirin cho trẻ em bị bệnh do virus vì nguy cơ của hội chứng Reye .
Bạn cũng có thể làm giảm triệu chứng với các phương pháp:
  • Uống nhiều nước
  • Ăn thức ăn mềm
  • Súc miệng nước muối ấm
4. Phòng bệnh quai bị
Vắc-xin MMR  (vaccine) bảo vệ chống lại bệnh sởi , quai bị và rubella. Nên dùng cho trẻ em 12-15 tháng tuổi. Vắc-xin được đem ra một lần nữa ở độ tuổi từ 4-6, hoặc ở độ tuổi từ 11 - 12
Phòng bệnh quai bị
Dịch bệnh gần đây của bệnh quai bị đã củng cố thêm tầm quan trọng của việc tiêm phòng cho tất cả các trẻ em
Dịch bệnh gần đây của bệnh quai bị đã củng cố thêm tầm quan trọng của việc tiêm phòng cho tất cả các trẻ em

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Bệnh quai bị là một loại bệnh dễ mắc, dễ lây lan, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên.

Bên cạnh triệu chứng điển hình là viêm tuyến mang tai thì bệnh có thể còn gây ra các biến chứng như tổn thương thần kinh, nhồi máu phổi, viêm buồng trứng, viêm tụy và đặc biệt là ở nam giới bệnh quai bị dễ gây ra viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn – đây là nguyên nhân phổ biến gây vô sinh hiếm muộn ở nam giới.
Cơ chế gây bệnh
Bệnh có trên toàn thế giới và chỉ xuất hiện ở người. Bệnh thường hay gặp ở trẻ nhỏ và lứa tuổi vị thành niên, người lớn cũng có thể mắc nhưng tỷ lệ là thấp hơn. Bệnh do virus lây truyền qua đường hô hấp và đường ăn uống, qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi. Vấn đề lây qua đường phân và nước tiểu hiện vẫn chưa được xác nhận dù virus quai bị có khả năng tồn tại trong nước tiểu khoảng 2-3 tuần. Khi bị nhiễm bệnh, virus nhân lên trong khoang tỵ hầu và hạch bạch huyết. Virus tăng cao trong huyết thanh khoảng 12-15 ngày sau nhiễm và lan ra các cơ quan khác. Thời gian lây là từ 6 ngày trước cơn toàn phát sưng tuyến mang tai cho đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh lý.
Khi đã mắc bệnh hoặc đã được chủng ngừa, hầu hết sẽ miễn dịch đối với bệnh quai bị.
Biểu hiện của bệnh
Biểu hiện rõ nhất của bệnh là sốt và sưng một hoặc cả hai bên tuyến mang tai. Ngoài tuyến mang tai, một số cơ quan khác cũng có thể bị viêm đồng thời như tuyến nước bọt, màng não, tuyến sinh dục (tinh hoàn hoặc buồng trứng).
Quai bị và vô sinh nam - 1
Ảnh hưởng của quai bị đến khả năng sinh sản của nam giới
Viêm tinh hoàn là biến chứng thường gặp của bệnh quai bị ở nam giới sau tuổi dậy thì. Tỉ lệ có biến chứng viêm tinh hoàn có thể từ 20-35%. Khi bị viêm, tinh hoàn đau và sưng to, thường kèm với sốt. Sau đó, quá trình teo tinh hoàn sẽ diễn tiến từ khoảng 50% những bệnh nhân này. Trong những trường hợp còn lại, quá trình sinh tinh có thể trở về bình thường. Viêm buồng trứng ở phụ nữ bị quai bị rất hiếm gặp và ít ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Quá trình teo tinh hoàn sẽ diễn tiến trong vòng 1-6 tháng sau đợt viêm cấp tính. Quá trình sinh tinh sẽ giảm dần và có thể mất hẳn. Teo mô tinh hoàn có thể do tác động trực tiếp của virus hoặc thứ phát do thiếu máu cục bộ trong quá trình mô bị viêm, phù. Nếu bị viêm cả hai bên tinh hoàn (khoảng 15%), sẽ dẫn đến vô sinh hoàn toàn.
Tóm lại, nam giới sau tuổi dậy thì khi bị quai bị cần chú ý đến biến chứng viêm tinh hoàn. Quai bị có kèm viêm tinh hoàn có nhiều khả năng sẽ dẫn đến vô sinh, đặc biệt nếu viêm cả 2 tinh hoàn. Vì quá trình teo tinh hoàn sẽ diễn tiến từ từ sau đợt viêm cấp tính, để duy trì khả năng sinh sản, có thể đến các trung tâm điều trị vô sinh để xin trữ lạnh tinh trùng khi chất lượng tinh trùng chưa giảm nhiều. Lưu trữ tinh trùng dự phòng trong những trường hợp quai bị nên được thực hiện ở thanh niên chưa lập gia đình hoặc chưa có con.
Phòng chống biến chứng khi mắc quai bị
Trẻ nhỏ khi được 1 tuổi nên được tiêm vacxin phòng quai bị. Người bị bệnh quai bị tốt nhất nên vào viện khám và điều trị, nên cách ly với mọi người xung quanh, nhất là những bé trai chưa bị quai bị lần nào thì không nên tiếp xúc với người bị quai bị.
Khi bị mắc bệnh quai bị nên cách ly bệnh nhân 2 tuần kể từ lúc phát hiện bệnh, vệ sinh răng miệng, ăn những thực phẩm dễ tiêu hoá, giảm đau tại chỗ bằng cách đắp ấm vùng sưng, giảm đau toàn thân và hạ sốt bằng paracetamol. Trường hợp viêm tinh hoàn: Mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau, nghỉ ngơi là chủ yếu, hạn chế vận động.
Bác sỹ có thể chỉ định cho bạn dùng corticoid đúng liều, quan trọng nhất là dùng liều lớn khi khởi đầu (60mg Prednisolon), sau đó giảm dần trong 7-10 ngày. Phẫu thuật giải áp khi tinh hoàn bị chèn ép nhiều.

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Theo thống kê từ Bộ Y tế, hằng năm, các tỉnh, thành trong cả nước đều có rất nhiều các ca mắc bệnh quai bị. Bệnh thường xuất hiện nhiều vào mùa xuân, hè. Mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh quai bị, nhưng thường gặp nhất là ở trẻ em dưới 15 tuổi, nhất là trẻ từ 6-10 tuổi. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ có những biến chứng nặng nề.

 

Bệnh quai bị do virus có tên khoa học là Paramyxovirut gây nên. Bệnh xuất hiện ở những nơi đông người như nhà trẻ, trường học, ký túc xá, khu tập thể… do lây lan chủ yếu qua đường hô hấp do nước bọt bị nhiễm trùng khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi.
Nếu người bệnh lơ là, không điều trị kịp thời sẽ có những biến chứng nặng nề. Biến chứng thường gặp nhất của bệnh quai bị là viêm màng não. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể bị biến chứng viêm tinh hoàn hay viêm buồng trứng, thường xảy ra ở tuổi dậy thì. Viêm buồng trứng thường hiếm gặp hơn viêm tinh hoàn, xuất hiện khi triệu chứng sưng vùng mang tai đã giảm. Đây là biến chứng cần điều trị đúng và kịp thời để tránh di chứng vô sinh sau này. Với bé gái, khi có biến chứng viêm buồng trứng sẽ có triệu chứng đau bụng nhiều và cần được siêu âm để chẩn đoán. Ngoài ra, còn có nhiều biến chứng khác như viêm tụy cấp, viêm não, viêm cơ tim, nhưng rất hiếm gặp.
Hiện nay, bệnh quai bị chưa có thuốc đặc trị mà chủ yếu là điều trị triệu chứng và nâng đỡ cơ thể. Nằm nghỉ tuyệt đối khi có sưng tinh hoàn. Cần cách ly bệnh nhân ít nhất 10-15 ngày từ khi phát bệnh. Vệ sinh răng miệng, ăn lỏng, giảm đau, hạ sốt bằng paracetamol. Với trường hợp viêm tinh hoàn, cần mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau và dùng corticoid liều cao ngay từ đầu, thường dùng prednisolon 60mg/ngày, sau đó giảm dần trong 7-10 ngày.
Bệnh quai bị thường rất dễ nhận biết với triệu chứng sưng đau vùng mang tai, do viêm sưng tuyến nước bọt vùng mang tai. Trước khi sưng 1 – 2 ngày, một số trẻ có cảm giác đau, khó nhai. Vùng mang tai có thể bị sưng cùng lúc hai bên và xuất hiện rất nhanh, đêm hôm trước bình thường, nhưng hôm sau sưng to cả hai bên. Cũng có thể sưng một bên, sau đó vài ngày sưng bên kia. Bên cạnh triệu chứng sưng vùng mang tai, trẻ có thể kèm theo sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, buồn nôn, ói. Đa số các trường hợp thường sốt nhẹ và chỉ kéo dài 1 – 2 ngày. Triệu chứng của bệnh sẽ tự lui dần sau 5-7 ngày nếu không có biến chứng. Vùng mang tai sẽ giảm sưng dần, trẻ ăn uống sẽ dễ hơn và hồi phục hoàn toàn sau 7-10 ngày.
Về cách phòng bệnh, điều trước tiên người bệnh phải được cách ly tại nhà. Khi tiếp xúc với người bệnh phải mang khẩu trang. Thời gian cách ly người bệnh trong khoảng 10 ngày kể từ khi bắt đầu sưng tuyến mang tai. Ngày nay, mọi người thường được tiêm phòng để tạo miễn dịch chủ động như dùng vaccine Trimovax hay MMR. Vaccine không nên tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi, tuy nhiên, nếu trẻ sống trong môi trường dịch bệnh có thể tiêm ngừa từ 9 tháng tuổi. Không tiêm cho phụ nữ có thai, người bị dị ứng với vaccine, người đang dùng thuốc gây giảm miễn dịch như corticoid, thuốc điều trị ung thư, người đang điều trị với tia phóng xạ,…
Khi trẻ có các dấu hiệu quai bị, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để xác định. Nếu đúng là bệnh quai bị, thì cần chăm sóc trẻ theo sự hướng dẫn của bác sĩ, như: Hạ nhiệt bằng cách lau mình trẻ bằng nước ấm (không được lau bằng nước lạnh); cho trẻ uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng có bán tại các hiệu thuốc nhằm chống khô miệng; cho trẻ ăn loãng hoặc ăn bằng ống hút nếu trẻ khó nuốt; cho trẻ nằm trên giường với một chai nước nóng bọc trong khăn để áp vào bên má bị đau; không được cho trẻ nô đùa, chạy nhảy vì những hoạt động này rất dễ dẫn đến biến chứng ở tinh hoàn. Cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được khám và điều trị kịp thời khi có các biểu hiện biến chứng.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiếm muộn của các chàng, trong đó những biến chứng của bệnh quai bị cũng được coi là một thủ phạm của sự hiếm muộn.


Quai bị là bệnh nhiễm khuẩn do Myxo virus gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân – hè và hiện chưa có thuốc đặc trị.

Bệnh lây truyền qua nước bọt và nước tiểu của người bệnh và phổ biến ở quãng độ tuổi từ 3 – 14 tuổi, 5 – 9 tuổi và thanh niên 18 – 20 tuổi.

Miễn dịch sau khi bị bệnh quai bị khá bền vững, khi đã mắc bệnh một lần hoặc được tiêm phòng vaccine hầu hết bệnh nhân đều không mắc lại.

Biến chứng do bệnh quai bị ít, tuy nhiên rất nặng nề. Nếu coi thường không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não đặc biệt có thể gây vô sinh đối với bé trai sau này do viêm tinh hoàn, đái tháo đường do viêm tụy kéo dài.

Viêm tinh hoàn là biến chứng thường gặp nhất của bệnh quai bị ở nam giới sau tuổi dậy thì. Khi bị viêm, tinh hoàn đau và sưng to, thường kèm với sốt. Khi quai bị biến chứng, quá trình teo tinh hoàn sẽ liên tục tiếp diễn trong vòng 1-6 tháng sau.

Điều này sẽ khiến quá trình sản sinh tinh trùng của các chàng sẽ giảm dần và có thể bị mất hẳn. Nếu không may bị viêm cả hai bên tinh hoàn thì sẽ dẫn đến vô sinh hoàn toàn.

Đề phòng biến chứng vô sinh của quai bị

Bài toán của giảm thiểu tác hại của di chứng trên tinh hoàn kịp thời và đúng cách để bệnh không gây di chứng vô sinh:

Trước hết các chàng phải được áp dụng các biện pháp điều trị như nghỉ ngơi tại chỗ, khi tinh hoàn sưng thì phải nghỉ tuyệt đối.

Bên cạnh đó việc chườm mát tinh hoàn, dùng thuốc hạ sốt, giảm đau, sử dụng thuốc kháng viêm. Nếu có thể, hãy đưa bệnh nhân đến các trung tâm điều trị vô sinh để xin trữ lạnh tinh trùng khi chất lượng tinh trùng chưa giảm nhiều.

Lưu ý:
Bệnh quai bị chỉ gây biến chứng với nam giới còn đối với phụ nữ bị quai bị, viêm buồng trứng rất hiếm gặp và ít ảnh hưởng đến khả năng sinh đẻ. Thậm chí, quai bị có thể xảy ra ở thai phụ trong thời kỳ 3 tháng đầu nhưng trẻ sinh ra không bị dị tật bẩm sinh.

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, dễ lây lan thành dịch, đặc biệt ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Bệnh thường gặp vào mùa đông - xuân. Mầm bệnh quai bị là virus thuộc họ myxovirus. Nguồn lây bệnh quai bị là người đang mắc bệnh quai bị. Đường lây truyền bệnh là không khí qua đường hô hấp. Bệnh có một số biến chứng nguy hiểm.


Hình ảnh bệnh quai bị
Biểu hiện của bệnh quai bị
Bệnh quai bị gặp chủ yếu là viêm tuyến nước bọt (tuyến mang tai). Kể từ khi virus quai bị vào cơ thể cho đến khi có triệu chứng lâm sàng đầu tiên thời gian kéo dài khoảng từ vài ba tuần lễ. Giai đoạn này người ta gọi là thời kỳ nung bệnh. Bệnh xuất hiện sốt cao đột ngột, đau đầu, mệt mỏi toàn thân, ăn ngủ kém. Với các triệu chứng này ở giai đoạn tiên phát có thể nhầm với một số bệnh khác.
Sau khi sốt cao từ 1 đến 3 ngày thì tuyến nước bọt bị sưng to. Đầu tiên là sưng một bên, sau vài ngày tiếp tục sưng tuyến nước bọt còn lại. Đặc điểm của sưng tuyến nước bọt là sưng 2 bên thường không đối xứng (có nghĩa một bên sưng to, một bên nhỏ hơn). Tuyến nước bọt có khi sưng lên rất to làm cằm, cổ bạnh ra làm biến dạng cả mặt. Da vùng tuyến nước bọt sưng, căng, bóng, không đỏ, sờ vào vùng da đó thấy nóng và bệnh nhân kêu đau. Người ta thường quan sát 3 điểm đau điển hình của bệnh quai bị trong dấu hiệu viêm tuyến nước bọt là góc thái dương-hàm, điểm mỏm xương chũm và góc xương hàm dưới. Nhiều bệnh nhân vì đau mà gây nên khó nhai, khó nuốt. Triệu chứng sốt thường kéo dài trong vòng 10 ngày, sau khi hết sốt thì hiện tượng sưng tuyến nước bọt cũng giảm dần. Hậu quả của viêm tuyến nước bọt do virus quai bị là không bị hóa mủ (trừ khi có bội nhiễm thêm vi khuẩn khác), đây là một đặc điểm nên lưu ý trong chẩn đoán bệnh quai bị.
Các bộ phận có thể bị tổn thương
Virus quai bị có thể gây tổn thương nhiều cơ quan của cơ thể, nhưng bộ phận đánh lo ngại nhất của bệnh quai bị là gây viêm tinh hoàn cho nam giới. Viêm tinh hoàn do virus quai bị thường hay gặp nhất ở lứa tuổi đang dậy thì và cả lứa tuổi trưởng thành (thanh thiếu niên). Tỷ lệ bị viêm tinh hoàn còn tùy thuộc vào từng vụ dịch (tức là phụ thuộc vào độc lực của virus), tình trạng sức đề kháng của cơ thể.
Có một số tác giả cho rằng khoảng từ 10 đến 30% có kèm theo viêm tinh hoàn. Đặc điểm của viêm tinh hoàn thường xảy ra một bên. Tỷ lệ viêm tinh hoàn 2 bên ít hơn. Sau khi viêm tuyến nước bọt từ 5 đến 7 ngày thì xuất hiện viêm tinh hoàn. Bệnh nhân thấy xuất hiện sốt trở lại, đôi khi nhiệt độ còn tăng hơn lúc ban đầu của viêm tuyến nước bọt. Tinh hoàn sưng to, đau. Sờ vào tinh hoàn thấy chắc. Da bìu bị phù nề rõ rệt, căng, bóng, đỏ.
Ngoài ra người ta còn thấy kèm theo có viêm mào, thừng tinh hoàn, thậm chí xuất hiện tràn dịch màng tinh hoàn trong những trường hợp bệnh nặng. Bệnh kéo dài từ 3-4 tuần lễ sau đó mới hết sưng, đau hẳn. Điều đáng lo ngại nhất của viêm tinh hoàn là có gây hậu quả teo tinh hoàn hay không? Muốn biết có bị teo tinh hoàn hay không phải theo dõi một thời gian dài khoảng vài tháng mới có thể biết chắc chắn. Cũng không nên lo lắng quá về bệnh của mình bởi vì tỷ lệ teo tinh hoàn do virus quai bị gây ra rất thấp, cũng chỉ khoảng 5%. Nếu teo tinh hoàn một bên thì mọi chức năng của tinh hoàn vẫn hoạt động bình thường, nhưng khi đã bị teo cả 2 bên tinh hoàn thì sẽ có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sinh dục và sinh sản.
Ngoài biến chứng viêm tinh hoàn ở nam giới thì nữ giới khi bị quai bị cũng có thể bị viêm buồng trứng tuy rằng tỷ lệ thấp. Viêm tụy, viêm não, màng não cũng có thể gặp trong bệnh quai bị nhưng không nhiều. Mặc dù những bệnh này gặp trong viêm quai bị là thấp nhưng rất nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng.
Khi bị bệnh quai bị nên làm gì?
Khi nghi là bị bệnh quai bị nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác, từ đây sẽ được chỉ định điều trị và có những tư vấn rất quan trọng, trong đó bao gồm cho bản thân người bệnh và cả bảo vệ cho người lành có nguy cơ mắc bệnh quai bị.
Đối với thể bệnh viêm tuyến nước bọt đơn thuần cần vệ sinh họng, miệng hàng ngày như súc họng, miệng bằng các dung dịch sát khuẩn nhẹ có bán tại các quầy dược phẩm như axit boric 5%, nước muối sinh lý và một số dung dịch sát khuẩn khác. Hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm, sinh tố, uống nhiều nước vì sốt làm mất nước, điện giải. Cần nghỉ ngơi tại giường tránh tiếp xúc với những người có nguy cơ cao mắc bệnh quai bị như lứa tuổi thanh thiếu niên, tối thiểu 10 ngày.
Đối với thể bệnh có viêm tinh hoàn cần nghỉ ngơi tại giường khi tinh hoàn vẫn còn sưng, đau. Cần thiết mặc đồ lót để treo nhẹ tinh hoàn lên. Đối với thể bệnh có viêm tinh hoàn, buồng trứng, rất cần có ý kiến của bác sĩ. Những bệnh viêm tụy, viêm não, màng não cần phải vào bệnh viện để được khám và theo dõi một cách chặt chẽ. Mặc dù hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh quai bị, đó là một thách thức lớn cho các thầy thuốc lâm sàng, nhưng các thuốc dùng trong mục đích điều trị hỗ trợ cũng không thể coi thường.
Nguyên tắc phòng bệnh quai bị
Cần cách ly người bệnh ít nhất 10 ngày không tiếp xúc với đối tượng có nguy cơ cao như lứa tuổi thanh thiếu niên. Người bệnh và người chăm sóc bệnh nhân cần đeo khẩu trang y tế đúng tiêu chuẩn để hạn chế đến mức tối đa virus lây sang người chăm sóc, từ đó lây cho người lành khác.
Đối với đối tượng có nguy cơ cao cần tiêm vacxin phòng bệnh. Đây là biện pháp có hữu hiệu nhất hiện nay để tạo cho cơ thể có đủ kháng thể đặc hiệu chống lại virus quai bị một cách chủ động, mỗi khi chúng xâm nhập vào cơ thể.

Theo thống kê từ Bộ Y tế, hằng năm, các tỉnh, thành trong cả nước đều có rất nhiều các ca mắc bệnh quai bị. Bệnh thường xuất hiện nhiều vào mùa xuân, hè. Mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh quai bị, nhưng thường gặp nhất là ở trẻ em dưới 15 tuổi, nhất là trẻ từ 6-10 tuổi. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ có những biến chứng nặng nề. 

 

Bệnh quai bị do virus có tên khoa học là Paramyxovirut gây nên. Bệnh xuất hiện ở những nơi đông người như nhà trẻ, trường học, ký túc xá, khu tập thể... do lây lan chủ yếu qua đường hô hấp do nước bọt bị nhiễm trùng khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi.

Nếu người bệnh lơ là, không điều trị kịp thời sẽ có những biến chứng nặng nề. Biến chứng thường gặp nhất của bệnh quai bị là viêm màng não. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể bị biến chứng viêm tinh hoàn hay viêm buồng trứng, thường xảy ra ở tuổi dậy thì. Viêm buồng trứng thường hiếm gặp hơn viêm tinh hoàn, xuất hiện khi triệu chứng sưng vùng mang tai đã giảm. Đây là biến chứng cần điều trị đúng và kịp thời để tránh di chứng vô sinh sau này. Với bé gái, khi có biến chứng viêm buồng trứng sẽ có triệu chứng đau bụng nhiều và cần được siêu âm để chẩn đoán. Ngoài ra, còn có nhiều biến chứng khác như viêm tụy cấp, viêm não, viêm cơ tim, nhưng rất hiếm gặp.

Hiện nay, bệnh quai bị chưa có thuốc đặc trị mà chủ yếu là điều trị triệu chứng và nâng đỡ cơ thể. Nằm nghỉ tuyệt đối khi có sưng tinh hoàn. Cần cách ly bệnh nhân ít nhất 10-15 ngày từ khi phát bệnh. Vệ sinh răng miệng, ăn lỏng, giảm đau, hạ sốt bằng paracetamol. Với trường hợp viêm tinh hoàn, cần mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau và dùng corticoid liều cao ngay từ đầu, thường dùng prednisolon 60mg/ngày, sau đó giảm dần trong 7-10 ngày.

Bệnh quai bị thường rất dễ nhận biết với triệu chứng sưng đau vùng mang tai, do viêm sưng tuyến nước bọt vùng mang tai. Trước khi sưng 1 - 2 ngày, một số trẻ có cảm giác đau, khó nhai. Vùng mang tai có thể bị sưng cùng lúc hai bên và xuất hiện rất nhanh, đêm hôm trước bình thường, nhưng hôm sau sưng to cả hai bên. Cũng có thể sưng một bên, sau đó vài ngày sưng bên kia. Bên cạnh triệu chứng sưng vùng mang tai, trẻ có thể kèm theo sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, buồn nôn, ói. Đa số các trường hợp thường sốt nhẹ và chỉ kéo dài 1 - 2 ngày. Triệu chứng của bệnh sẽ tự lui dần sau 5-7 ngày nếu không có biến chứng. Vùng mang tai sẽ giảm sưng dần, trẻ ăn uống sẽ dễ hơn và hồi phục hoàn toàn sau 7-10 ngày.

Về cách phòng bệnh, điều trước tiên người bệnh phải được cách ly tại nhà. Khi tiếp xúc với người bệnh phải mang khẩu trang. Thời gian cách ly người bệnh trong khoảng 10 ngày kể từ khi bắt đầu sưng tuyến mang tai. Ngày nay, mọi người thường được tiêm phòng để tạo miễn dịch chủ động như dùng vaccine Trimovax hay MMR. Vaccine không nên tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi, tuy nhiên, nếu trẻ sống trong môi trường dịch bệnh có thể tiêm ngừa từ 9 tháng tuổi. Không tiêm cho phụ nữ có thai, người bị dị ứng với vaccine, người đang dùng thuốc gây giảm miễn dịch như corticoid, thuốc điều trị ung thư, người đang điều trị với tia phóng xạ,...

Khi trẻ có các dấu hiệu quai bị, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để xác định. Nếu đúng là bệnh quai bị, thì cần chăm sóc trẻ theo sự hướng dẫn của bác sĩ, như: Hạ nhiệt bằng cách lau mình trẻ bằng nước ấm (không được lau bằng nước lạnh); cho trẻ uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng có bán tại các hiệu thuốc nhằm chống khô miệng; cho trẻ ăn loãng hoặc ăn bằng ống hút nếu trẻ khó nuốt; cho trẻ nằm trên giường với một chai nước nóng bọc trong khăn để áp vào bên má bị đau; không được cho trẻ nô đùa, chạy nhảy vì những hoạt động này rất dễ dẫn đến biến chứng ở tinh hoàn. Cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được khám và điều trị kịp thời khi có các biểu hiện biến chứng.

Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm virut cấp tính do một loại siêu vi thuộc nhóm Paramyxoviridae gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em lứa tuổi 5 - 14. Bệnh lây lan chủ yếu qua nước bọt khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Bệnh có thể tự điều trị tại nhà, nhưng với trường hợp sốt cao, ói mửa, nhức đầu hoặc bộ phận sinh dục sưng to, cần phải lập tức đưa đến bệnh viện để được điều trị, tránh biến chứng đáng tiếc.

Triệu chứng của quai bị
Người bị quai bị sẽ có thời gian ủ bệnh trong vòng 2 - 3 tuần, thông thường vào khoảng 17 - 18 ngày. Trong thời gian này, người bệnh không có biểu hiện gì rõ rệt. Sau đó, người bệnh có biểu hiện sốt 38 - 39oC, đau cổ họng, người mệt mỏi, chán ăn, tuyến mang tai to dần và đau nhức, có thể đau tuyến nước bọt dưới hàm hoặc dưới lưỡi, đau khi há miệng hoặc khi nuốt.
Tuyến mang tai sưng to kèm đau nhức ở một bên, lan dần sang tuyến mang tai bên kia và sưng to đến khoảng 1 tuần thì từ từ nhỏ lại. Mặt da của tuyến mang tai thường đỏ, không nóng và ấn vào có cảm giác đàn hồi.
Biến chứng nguy hiểm
Mặc dù tỷ lệ tử vong do bệnh rất thấp nhưng quai bị có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm:
Viêm não - màng não: Đây là biến chứng thường gặp ở trẻ em, chiếm tỷ lệ 25%, với các triệu chứng sốt cao, nhức đầu, ói mửa, đôi khi có co giật, một số trường hợp có biểu hiện liệt giống sốt bại liệt. Tuy nhiên, diễn tiến của viêm não - màng não quai bị thường ít để lại di chứng. 
Viêm tinh hoàn: 20 - 30% các trường hợp gặp ở trẻ em trai trong tuổi dậy thì. Viêm tinh hoàn xuất hiện trong khoảng 7 - 10 ngày sau khi sưng tuyến mang tai. Phần lớn viêm tinh hoàn chỉ xảy ra ở một bên với biểu hiện sốt cao, lạnh run, nôn ói, đau bụng, tinh hoàn sưng to và đau nhức. Bệnh nhân đau tinh hoàn sắp sưng, sau đó tinh hoàn sưng to gấp 3 - 4 lần bình thường. Thường thì sưng 1 bên, cũng có thể sưng 2 bên. Tình trạng này kéo dài khoảng 3 - 7 ngày thì giảm bớt, sau 2 tháng mới đánh giá được tinh hoàn có teo hay không. Tỷ lệ teo tinh hoàn do quai bị là 30 - 40%. Nếu bị teo tinh hoàn 2 bên thì khả năng vô sinh rất cao.
Viêm buồng trứng ở em gái dậy thì:  Đau bụng, rong kinh và thường khó phát hiện hơn viêm tinh hoàn ở nam, chiếm 7% các trường hợp mắc bệnh ở tuổi sau dậy thì (hiếm khi vô sinh). Nếu nhiễm bệnh ở phụ nữ có thai 3 tháng đầu có khả năng gây dị dạng thai, sẩy thai. Nếu mắc bệnh vào 3 tháng cuối có thể tăng nguy cơ thai chết lưu hoặc đẻ non.
Ðề phòng biến chứng quai bị ở trẻ em 2
 Virus quai bị thuộc nhóm Paramyxovirrus.
Cần phải làm gì khi bị bệnh?
Mặc dù bệnh quai bị gây ra những triệu chứng khó chịu nhưng bệnh lành tính và có thể tự khỏi trong vòng 10 ngày. Hiện nay, chưa có một loại thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh quai bị nên ngoài việc đưa trẻ đến cơ quan y tế để kiểm tra, cần lưu ý một số điểm sau: cần cho trẻ một chế độ nghỉ ngơi hợp lý (không vận động nhiều); cho trẻ ăn uống đầy đủ với các thức ăn mềm, dễ nuốt, nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng; nếu trẻ sốt hoặc quá đau, có thể cho trẻ uống thuốc giảm sốt; uống  nhiều nước, nước trái cây để bù nước. Nếu là bé trai bị mắc bệnh quai bị, nên để bé trai nằm thẳng để bìu được nâng lên. Trong tư thế nằm, tinh hoàn 2 bên sẽ được nâng và làm chỗ dựa nâng đỡ cho cả bìu; có thể sử dụng túi lạnh chườm vào vùng bìu để làm giảm cơn đau nhức.
Quai bị thường do 2 nguyên nhân: do siêu vi và do vi khuẩn. Với các trường hợp do siêu vi thì không cần phải đến bệnh viện điều trị, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 5 - 7 ngày. Trong trường hợp này, có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt tại nhà.
Với những trường hợp quai bị biến chứng, trẻ có biểu hiện sốt cao, ói mửa, nhức đầu hoặc bộ phận sinh dục sưng to thì cần phải đến bệnh viện điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không được điều trị sớm, có thể gây biến chứng vô sinh do teo tinh hoàn.
Đặc biệt, cần đến bệnh viện khi có các triệu chứng đặc biệt như nôn liên tục hoặc choáng...
Có phòng ngừa được không?
Ngoài việc tránh cho trẻ tiếp xúc với bệnh nhân bị quai bị, cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm vaccin phòng bệnh. Tuy nhiên trên thực tế, việc tiêm phòng chỉ có thể phòng bệnh được khoảng 80%. Chính vì vậy, phòng bệnh và tránh lây lan là việc làm rất cần thiết.
Cụ thể: Cách ly người bệnh ở nhà, không tiếp xúc với những người xung quanh, khi tiếp xúc phải mang khẩu trang. Thời gian cách ly người bệnh trong khoảng 10 ngày kể từ khi bắt đầu sưng tuyến mang tai. Ở trường học, khi phát hiện trẻ mắc bệnh quai bị, cần cho nghỉ học ngay để tránh lây cho trẻ khác.
Thường xuyên rửa tay với xà phòng, đảm bảo vệ sinh cá nhân hằng ngày. Làm sạch đường hô hấp bằng cách súc miệng với dung dịch nước muối hoặc các dung dịch sát khuẩn đường mũi họng. Hạn chế tiếp xúc với người bị  bệnh. Hạn chế tới những nơi tập trung đông người, đặc biệt tại các phòng chật hẹp nơi đang có dịch. Tăng cường sức đề kháng bằng ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập luyện thể dục và nghỉ ngơi hợp lý.
BS. Nguyễn Văn Độ

1 Bệnh quai bị là gì?

Quai bị là bệnh truyền nhiễm do vi rút. Đôi khi bệnh còn gọi là viêm tuyến nước bọt mang tai.
Bệnh quai bị thường gặp ở trẻ mới lớn, từ 5 đến 9 tuổi. Nhưng cũng có thể gặp ở người lớn. Khi đó nhiều biến chứng nguy hiểm sẽ xảy ra. Ở vùng có tiêm vắc xin thì bệnh thường gặp ở trẻ lớn hơn là trẻ nhỏ.

             3.2 Bệnh quai bị lây truyền như thế nào?

Vi rút quai bị có ở mọi nơi trên thế giới. Nó lây qua những giọt nhỏ không khí khi người mang mầm bệnh hắt hơi hoặc ho và do tiếp xúc trực tiếp với người mang mầm bệnh.

             3.3 Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh là gì?

Khoảng 1/3 trẻ nhiễm vi rút quai bị không có triệu chứng. Triệu chứng thường xuất hiện bắt đầu từ ngày thứ 14 đến ngày thứ 21 sau khi nhiễm trùng. Sưng tuyến nước bọt phía dưới và trước tai là triệu chứng nổi bật. Sưng có thể xảy ra một bên cổ hoặc cả hai bên cổ. Các triệu chứng khác gồm đau khi nhai hoặc nuốt, sốt, mệt mỏi, tinh hoàn sưng và đau.
Người bị quai bị có thể lây nhiễm cho người khác kể từ 6 ngày trước và 9 ngày sau khi có dấu hiệu sưng tuyến mang tai. 

             3.4 Biến chứng của bệnh là gì?

Biến chứng của bệnh quai bị ít gặp nhưng có thể nghiêm trọng. Ở nam giới, thanh niên viêm tinh hoàn có thể 1 hoặc 2 bên, có thể gây vô sinh. Viêm não, viêm màng não và điếc là những biến chứng hiếm gặp nhưng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

             3.5 Điều trị bệnh quai bị như thế nào?

Không có điều trị đặc hiệu.

             3.6 Phòng bệnh quai bị như thế nào?

Sau khi khỏi, người bệnh thường có miễn dịch đặc hiệu suốt đời.
Vắc xin quai bị cũng rất an toàn và hiệu quả cao.
Những điểm chính
Bệnh quai bị lây truyền qua những giọt nhỏ trong không khí khi người mang mầm bệnh ho hoặc hắt hơi.
Khoảng 1/3 số người mang mầm bệnh không có triệu chứng.
Triệu chứng thường gặp nhất là sưng tuyến nước bọt.
Biến chứng của bệnh quai bị nghiêm trọng nhưng ít gặp.
Vắc xin quai bị thường tiêm phối hợp với vắc xin sởi và rubella (MMR).

Quai bị có thể gây nên một số biến chứng ảnh hưởng tới sức khoẻ sau này của người bệnh. Nhận biết sớm các biểu hiện để xử lý kịp thời có thể tránh được hậu quả đáng tiếc xảy ra.

 

1. Biến chứng viêm não - viêm màng não

Xảy ra bất chợt và dữ dội, thường vào ngày thứ 3 - 10 sau khi viêm tuyến mang tai. Người bệnh sốt cao, nhữ đầu, ói mửa, đôi khi co giật, gáy cứng, rối loạn tri giác hoặc có biểu hiện rối loạn thần kinh sọ.

Số đông người bệnh nhẹ có thể hồi phục hoàn toàn do diễn biến của viêm não và màng não là lành tính. Còn nếu bị nặng, sẽ ngất và hôn mê. Cần phải có sự can thiệp ngay của các bác sĩ.

2. Biến chứng viêm tinh hoàn

Đây là biến chứng thường gặp nhất, đặc biệt ở bé trai tuổi dậy thì và thanh niên. Biến chứng xảy ra sau 7 - 10 ngày viêm tuyến mang tai, cũng có khi cùng lúc. Người bệnh đột nhiên sốt cao 40 - 41 độ C, lạnh run, nhức đầu, mê sảng, ói mửa, đau bụng, tinh hoàn sưng to, đau nhữ nhưng không làm mủ. Tình trạng này kéo dài khoảng 1 tuần thì giảm.

Phần lớn các bệnh nhân viêm tinh hoàn một bên, vài tháng sau chức năng của tinh hoàn bị viêm được phục hồi. Chỉ khi 2 tinh hoàn cùng viêm và teo, người bệnh sẽ mất khả năng sản xuất tinh trùng và không có con. Nếu viêm tinh hoàn bên phải, người bệnh còn có thể bị đau ruột thừa.

3. Biến chứng viêm tuỵ tạng cấp

Biến chứng này ít gặp, thường xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 sau khi viêm tuyến mang tai, người bệnh sốt cao, đau bụng, nôn, truỵ mạch. Diễn biến của viêm tuỵ tạng cấp khá lành tính. Người bệnh chỉ cần được nghỉ ngơi, uống thuốc hạ sốt, giảm đau là có thể hồi phục sau 2 tuần.

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Xin cho em biết bệnh quai bị là gì? Tác hại của bệnh? Đã bị bệnh quai bị một lần, triệu chứng như thế nào thì mới bị vô sinh.Và chính xác hơn là bệnh quai bị có khả năng gây vô sinh hay không? 

 

(Lan Thanh, lonelystar1023@)
- Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng thuộc nhóm paramyxovirus gây ra. Biểu hiện lâm sàng của bệnh là viêm tuyến nước bọt, có khi viêm tuyến sinh dục, viêm màng não, viêm tụy cấp kèm theo.
Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ em, lây lan chủ yếu qua nước bọt do bệnh nhân ho ra thành những hạt li ti có chứa virus.
Bệnh có thể ở thể nhẹ, bệnh nhân chỉ cảm thấy mệt mỏi, căng căng, khó chịu ở vùng mang tai. Nếu ở thể nặng hơn, bệnh nhân sẽ sốt, nhức đầu, biếng ăn, đau họng, nhai khó, đau vùng tuyến mang tai; tuyến mang tai sưng to, đỏ một bên hoặc cả 2 bên.
Có một số trường hợp nặng, tuyến dưới hàm và tuyến dưới cằm cũng sưng to, lưỡi gà của bệnh nhân cũng bị sưng to làm bệnh nhân ngạt thở phải vào bệnh viện mở khí quản cấp cứu.
Sau khi bệnh toàn phát khoảng 1 tuần, các triệu chứng lui dần và bệnh nhân sẽ hồi phục hẳn.
Người ta chỉ bị quai bị 1 lần trong đời vì sau khi khỏi bệnh, bệnh nhân sẽ được miễn dịch suốt đời.
Biến chứng của bệnh quai bị:
- Viêm màng não: chiếm 10- 35% trường hợp mắc bệnh.
- Viêm não: chiếm 0,5% trường hợp.
- Tổn thương thần kinh sọ não: điếc, mù, viêm tủy sống cắt ngang...
- Viêm tụy cấp: 3- 7% trường hợp, thường diễn biến nhẹ.
- Các biến chứng khác ít gặp hơn như: viêm cơ tim, viêm tuyến giáp,viêm gan, viêm đường hô hấp dưới, viêm cầu thận cấp, viêm đa khớp, xuất huyết giảm tiểu cấu...
- Biến chứng ở hệ sinh dục:
• Quan trọng nhất là viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn: chiếm khoảng 20 – 30% trường hợp mắc bệnh. Viêm tinh hoàn xảy ra sau khi viêm tuyến mang tai 7-10 ngày. Bệnh nhân sốt cao, lạnh run, tinh hoàn sưng to, đau, đỏ 1 hoặc 2 bên. Bệnh kéo dài 7- 10 ngày. Khoảng 30-40% trường hợp viêm tinh hoàn dẫn đến teo tinh hoàn sau 2-4 tháng.
• Viêm buồng trứng: chiếm khoảng 7% trường hợp nhưng rất hiếm khi xảy ra vô sinh.
Để biết có bị vô sinh do biến chứng của quai bị hay không, bạn phải đi khám ở các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ khám xem có bị teo tinh hoàn (nếu là nam) hoặc teo buồng trứng (nếu là nữ) hay không? Các bác sĩ sẽ cho làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng như siêu âm tinh hoàn (hoặc tử cung và buồng trứng), làm tinh trùng đồ, nội soi ổ bụng để khảo sát cơ quan sinh dục nữ v.v... mới có thể kết luận được.
Bệnh quai bị có thể được đề phòng dễ dàng bằng cách chủng ngừa. Nếu nhà bạn có trẻ em chưa mắc bệnh quai bị, nên đến Trung tâm y tế quận, huyện hoặc Viện Pasteur TP HCM để chủng ngừa.

Bệnh Quai bị là bệnh gì?

Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do một loại siêu vi thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Biểu hiện chủ yếu của bệnh là sốt và sưng, đau một hoặc nhiều tuyến nước bọt. Thường gặp ở tuyến nước bọt mang tai, đôi khi có thể viêm ở tuyến nước bọt dưới lưỡi hoặc tuyến dưới hàm trên.

 

Bệnh thường xảy ra trong lứa tuổi nào và có khả năng gây thành dịch hay không?
Hơn 80% bệnh xảy ra ở trẻ em dưới 15 tuổi, thường gặp nhất là trẻ từ 6 - 10 tuổi. Người lớn cũng có thể bị mắc bệnh nếu không tiêm ngừa phòng bệnh trước đó. Khảo sát huyết thanh cho thấy gần 90% người lớn có phản ứng huyết thanh xác định đã bị nhiễm siêu vi quai bị từ trước.
Bệnh quai bị thường xảy ra vào mùa thu, mùa đông khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh, và bệnh gia tăng theo mùa. Dịch bệnh thường xuất hiện ở những nơi tập trung đông đúc như trường học, ký túc xá v.v… Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp do nước bọt bị nhiễm trùng khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Nước bọt của người bị bệnh quai bị có thể lây lan cho người khác 1 tuần trước khi sưng tuyến mang tai và kéo dài 2 tuần sau khi thấy sưng tuyến mang tai. Thời gian lây mạnh nhất vào khoảng 2 ngày trước khi viêm tuyến mang tai.
Làm sao để phát hiện bệnh?
Khi bị lây nhiễm, người bệnh sẽ có thời gian ủ bệnh trong vòng 2-3 tuần, thông thường vào khoảng 17-18 ngày, trong thời gian này người bệnh không có biểu hiện gì rõ rệt. Sau đó người bệnh có biểu hiện sốt nhẹ 38-39oC, đau cổ họng, người mệt mỏi, chán ăn, tuyến mang tai to dần và đau nhức.
Tuyến mang tai sưng to kèm đau nhức ở một bên, lan dần sang tuyến mang tai bên kia và sưng to đến khoảng 1 tuần thì từ từ nhỏ lại. Mặt da của tuyến mang tai thường đỏ, không nóng và ấn vào có cảm giác đàn hồi. Người bệnh cảm thấy khó nuốt và đặc biệt rất đau đớn khi nhai thức ăn hoặc uống các loại nước trái cây có vị chua như nước cam, nước chanh. Đây là dấu hiệu rất có giá trị để phát hiện những bệnh quai bị trong những thể không điển hình.
Bệnh dễ có biến chứng nguy hiểm không?
Tuy tỷ lệ tử vong do quai bị rất thấp (1/10000 trường hợp mắc) nhưng quai bị cũng có thể xảy ra một số biến chứng. Biến chứng thường gặp:
Đầu tiên là viêm não - màng não. Đây là biến chứng thường gặp ở trẻ em với tỷ lệ 25%, xảy ra vào ngày thứ 3-10 sau khi viêm tuyến mang tai với các triệu chứng sốt cao, nhức đầu, ói mửa, đôi khi có co giật, một số trường hợp có biểu hiện liệt giống sốt bại liệt. Tuy nhiên, diễn tiến của viêm não-màng não quai bị thường lành tính, ít để lại di chứng sau khi hết bệnh.
Thứ hai là viêm tinh hoàn. Biến chứng này hiếm gặp ở các trẻ em nhỏ trước tuổi dậy thì hoặc người lớn trên 50 tuổi, khoảng 20-30% các trường hợp gặp ở trẻ em trai trong tuổi dậy thì. Viêm tinh hoàn xuất hiện trong khoảng 7-10 ngày sau khi sưng tuyến mang tai. Phần lớn viêm tinh hoàn chỉ xảy ra ở một bên với biểu hiện sốt cao, lạnh run, nôn ói, đau bụng, dịch hoàn sưng to và đau nhức. Tình trạng này kéo dài khoảng 3-7 ngày thì giảm bớt, khoảng 30% có thể đưa đến teo tinh hoàn nhưng tỷ lệ gây vô sinh chỉ khoảng 13% mà thôi.
Ngoài ra, một số biến chứng khác hiếm gặp khác như viêm tụy cấp có thể tạo thành các nang giả ở tụy tạng; viêm buồng trứng với biểu hiện đau bụng, rong kinh và thường khó phát hiện hơn viêm tinh hoàn ở nam; đối với phụ nữ mang thai mắc bệnh quai bị, có thể gây sẩy thai nếu nhiễm trong ba tháng đầu của thai kỳ, sinh non hoặc thai chết lưu nếu nhiễm trong ba tháng cuối của thai kỳ.
Người bệnh cần phải được điều trị và chăm sóc như thế nào?
Người bệnh nên đến cơ sở y tế để được khám và điều trị đúng cách. Với trường hợp viêm tuyến mang tai không biến chứng thì nên nằm nghỉ nhiều, trẻ còn đi học nên cho nghỉ học. Đắp ấm vùng tuyến mang tai, chăm sóc răng miệng, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu và nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Trong trường hợp có biến chứng viêm tinh hoàn thì nên mặc quần lót nâng dịch hoàn để giảm đau nhức. Chú ý vệ sinh cá nhân và tẩy uế các chất dịch tiết của người bệnh. Một điều khác nữa là cần tránh bôi hoặc đắp những thứ thuốc dân gian như vôi, trầu nhai… ở tuyến mang tai để tránh tình trạng nhiễm độc.
Chích ngừa quai bị có phòng ngừa được bệnh và chích lúc nào là tốt nhất?
Hiện nay bệnh quai bị chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng bệnh có thể phòng ngừa được nhờ vào vaccin chủng ngừa. Thuốc chủng này có thể dùng cho bất cứ lứa tuổi nào trên 1 tuổi, đặc biệt là thanh thiếu niên trước tuổi dậy thì. Vaccin chủng ngừa này an toàn, không gây sốt, khả năng bảo vệ cao. Hơn 95% trường hợp đã tiêm chủng được miễn dịch kéo dài rất lâu, có thể suốt đời và thuốc có thể sử dụng cùng lúc với các vaccin khác như sởi, sốt bại liệt v.v…
Làm cách nào để ngăn chận bùng phát thành dịch?
Điều trước tiên là người bệnh phải ở nhà, không đi làm, không đi học, hạn chế tiếp xúc với người bệnh, khi tiếp xúc phải mang khẩu trang. Thời gian cách ly người bệnh trong khoảng 10 ngày kể từ khi bắt đầu sưng tuyến mang tai. Ở trường học, khi phát hiện trẻ mắc bệnh quai bị thì cần cho nghỉ học ngay để tránh lây cho học sinh khác.
Trong thời gian dịch phát triển mọi người nên thường xuyên rửa tay với xà phòng, đảm bảo vệ sinh cá nhân hằng ngày. Làm sạch đường hô hấp bằng cách súc miệng với dung dịch nước muối hoặc các dung dịch sát khuẩn đường mũi họng có bán tại các hiệu thuốc tây. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh. Hạn chế tới những nơi tập trung đông người, đặc biệt tại các phòng chật hẹp nơi đang có dịch. Tăng cường sức khỏe bằng ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập luyện thể dục và nghỉ ngơi hợp lý. Cần đến khám tại các cơ sở y tế ngay khi có biểu hiện bệnh.

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Hiện nay bệnh quai bị xuất hiện rải rác ở một số nơi trong tỉnh. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp do nước bọt bị nhiễm trùng khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi.

Nước bọt của người bị bệnh quai bị có thể lây lan cho người khác 1 tuần trước khi sưng tuyến mang tai và kéo dài 2 tuần sau khi thấy sưng tuyến mang tai. Thời gian lây mạnh nhất vào khoảng 2 ngày trước khi viêm tuyến mang tai.
Đối tượng nào cũng có thể bị bệnh quai bị, khả năng mắc bệnh ở nam cao hơn nữ. Tuy nhiên, ít gặp quai bị ở trẻ dưới 2 tuổi mặc dù trẻ chỉ được bảo vệ trong 6 tháng đầu nếu mẹ đã từng mắc bệnh quai bị. Sau 2 tuổi, tần suất bệnh tăng dần, đạt đỉnh cao ở lứa tuổi 10-19 và 80% bệnh xảy ra ở trẻ em dưới 15 tuổi, thường gặp nhất là trẻ từ 6-10 tuổi. Người lớn cũng có thể bị mắc bệnh nếu không tiêm ngừa trước đó.
Biểu hiện của bệnh quai bị:
 
Sau khi tiếp xúc với vi-rút quai bị khoảng 14-24 ngày, người bệnh có cảm giác khó chịu, ăn kém, sốt, đôi khi rét, đau họng và đau góc hàm. Sau đó, tuyến mang tai sưng to dần trong khoảng 3 ngày rồi giảm sưng dần trong khoảng 1 tuần.
Tuyến mang tai có thể sưng 1 bên hay 2 bên. Nếu sưng cả 2 bên thì 2 tuyến có thể không sưng cùng lúc, tuyến 2 bắt đầu sưng khi tuyến 1 đã giảm sưng. Vùng sưng thường lan đến má, dưới hàm, đẩy tai lên trên và ra ngoài; có khi lan đến ngực gây phù trước xương ức.
Bệnh nhân có cảm giác đau ở vùng tuyến bị sưng nhưng da trên vùng sưng không nóng và không sung huyết, ngược với những trường hợp viêm tuyến mang tai do vi trùng. Thời gian biểu hiện bệnh lý khoảng 10 ngày. Tuy nhiên, có khoảng 25% người bị nhiễm vi-rút quai bị mà không có triệu chứng bệnh lý, đây là những đối tượng có khả năng truyền bệnh mà người xung quanh không nhận biết.
Bệnh quai bị ở người lớn thường nặng và có nhiều biến chứng hơn ở trẻ em. Có thể có các biến chứng sau: Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, nhồi máu phổi, viêm buồng trứng, viêm tụy, đau bụng nhiều, ói, có khi tụt huyết áp, các tổn thương thần kinh như viêm não.
Bệnh quai bị ở phụ nữ có thai: Những phụ nữ bị quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sẩy thai hoặc sinh con dị dạng. Bị quai bị trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu.
Một số biến chứng khác: Viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm tuyến lệ, viêm thần kinh thị giác (gây giảm thị lực tạm thời trong 10-20 ngày), viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, rối loạn chức năng gan, xuất huyết do giảm tiểu cầu.
Điều trị cho mọi bệnh nhân bao gồm: Cách ly bệnh nhân 2 tuần kể từ lúc phát hiện bệnh, vệ sinh răng miệng, ăn những thực phẩm dễ nuốt, giảm đau tại chỗ bằng cách đắp ấm vùng sưng, giảm đau toàn thân và hạ sốt bằng Paracetamol.
Trường hợp viêm tinh hoàn: Mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau. Dùng corticoid đúng liều, quan trọng nhất là dùng liều lớn khi khởi đầu phải do bác sĩ chỉ định. Phẫu thuật giải áp khi tinh hoàn bị chèn ép nhiều.
Phòng bệnh quai bị chủ động với vắc-xin, thường kết hợp với phòng sởi và rubella. Không nên tiêm vắc-xin cho: trẻ dưới 1 tuổi (nếu trẻ sống trong môi trường tập thể, có thể tiêm ngừa từ 9 tháng tuổi), phụ nữ có thai, người bị dị ứng với thuốc chủng, người đang dùng thuốc gây giảm miễn dịch (corticoid, thuốc điều trị ung thư), người đang điều trị với tia phóng xạ.
Số lần tiêm: Nếu bắt đầu tiêm từ 12 tháng tuổi: tiêm 2 lần (lần 1 lúc 12 tháng tuổi, lần 2 từ 4-12 tuổi). Nếu bắt đầu tiêm từ 9 tháng tuổi: tiêm 3 lần (lần 1 lúc 9 tháng tuổi, lần 2 sau lần 1 sáu tháng, lần 3 từ 4-12 tuổi).
Phòng bệnh quai bị thụ động với globulin miễn dịch, dùng cho người tiếp xúc với vi-rút quai bị mà chưa được tiêm vắc-xin trước đó

Quai bị và những hậu quả đối với nam giới


Quai bị là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi gây ra. Biểu hiện của căn bệnh này là sưng và đau tuyến nước bọt, chủ yếu là tuyến mang tai. Trong một số trường hợp, nó còn kèm theo cả viêm tuyến sinh dục, viêm màng não, viêm tụy và một số cơ quan khác…

Một trong những hậu quả nghiêm trọng của căn bệnh này đối với nam giới là gây viêm tinh hoàn dẫn đến vô sinh. Theo thống kê ở nam giới, cứ 10 người bị quai bị thì có khoảng 2 – 3 người mắc phải chứng viêm tinh hoàn. Tỷ lệ này thường gặp ở các thiếu niên đang trong tuổi dậy thì. Chính vì thế, các XY cần chú ý hơn để phòng tránh những hậu quả đáng tiếc nhé!

Nguy cơ vô sinh ở XY do hậu quả của bệnh quai bị 1
Cách đề phòng chứng vô sinh do quai bị

Tiêm vacxin phòng quai bị

Đây là biện pháp phòng tránh hữu hiệu nhất cho các bạn. Nó giúp chúng ta có đủ kháng thể đặc hiệu chống lại virus một cách chủ động, không cho chúng xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, các bạn cũng không nên tiếp xúc với những người bị quai bị để tránh bị lây bệnh.

Bằng các cách này, chúng ta không chỉ tránh được chứng vô sinh do quai bị, mà còn có thể hạn chế được nguy cơ mắc bệnh, giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe nữa đấy!

Cách ly an toàn khi bị bệnh

Để phòng tránh những biến chứng do quai bị gây ra, nhất là biến chứng gây viêm tinh hoàn, các XY cần được cách ly và chăm sóc cẩn thận trong thời gian bị bệnh.

Trong khoảng thời gian ít nhất 2 tuần kể từ khi bị bệnh, các XY cần được cách ly, tránh tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Bên cạnh đó, các bạn cần chú ý vệ sinh răng miệng, ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, giảm đau tại chỗ bằng cách đắp ấm vùng sưng, sử dụng thuốc giảm đau và hạ sốt nếu cần thiết.

Nguy cơ vô sinh ở XY do hậu quả của bệnh quai bị 2
Phòng tránh nguy cơ mắc biến chứng

Biến chứng viêm tinh hoàn gây vô sinh do quai bị gây ra có thể xuất hiện ngay trong thời gian bị bệnh hoặc sau khi bị bệnh. Vì thế, các bạn cần chú ý tới những biểu hiện của cơ thể để có thể chữa trị kịp thời.

Khi mắc phải chứng viêm tinh hoàn, tinh hoàn của các XY có thể bị sưng, đau, kèm theo tình trạng sốt cao. Một thời gian sau, tinh hoàn sẽ bị teo lại, làm suy giảm khả năng sinh tinh, dẫn đến vô sinh. Do đó, khi có những triệu chứng của viêm tinh hoàn, các XY cần đến bệnh viện khám ngay để có thể chữa trị kịp thời nhé!

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường xuất hiện nhiều vào mùa xuân, hè, tuy nhiên bệnh có thể xảy ra quanh năm kể cả vào mùa thu, đông. Bệnh thường phát triển thành dịch ở những tập thể đông đúc như nhà trẻ, trường học.



Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường xuất hiện nhiều vào mùa xuân
Đây là một bệnh nhẹ nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, đặc biệt nguy hiểm nhất là viêm sưng tinh hoàn, thường là một bên, xảy ra từ 20 - 30% ở nam giới trưởng thành.
Nguyên nhân
Quai bị do virus gây nên, rất dễ lây qua đường hô hấp và đường ăn uống, qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi. Bệnh thường hay gặp ở trẻ nhỏ, cả trẻ lớn chưa được tiêm phòng quai bị và lứa tuổi vị thành niên chưa có miễn dịch quai bị, người lớn cũng có thể mắc nhưng tỷ lệ là thấp hơn. Thời gian lây là từ 6 ngày trước khi toàn phát và đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh lý.
Triệu chứng
Khi bị nhiễm virus quai bị, phần lớn bệnh nhân thấy khó chịu từ 1 - 2 ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện. Bệnh nhân bị sốt cao (39 – 400C) trong 3 - 4 ngày, chảy nước bọt, sưng vùng mang tai, dấu hiệu dễ nhận biết nhất là má sưng to, có thể sưng một bên mặt rồi lan sang bên kia hoặc sưng hai bên cùng một lúc. Tuy nhiên, có khoảng 25% người bị nhiễm virus quai bị mà không có triệu chứng bệnh lý, đây là những đối tượng có khả năng truyền bệnh mà người xung quanh không biết. Bệnh thường tự khỏi sau 1 tuần đến 10 ngày. Sau đó, bệnh nhân được miễn dịch suốt đời.
Bệnh quai bị ở người lớn thường nặng và có nhiều biến chứng hơn ở trẻ em nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể có các biến chứng như: viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, nhồi máu phổi, viêm buồng trứng, viêm tụy; tổn thương thần kinh; đặc biệt bệnh quai bị ở phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sẩy thai hoặc sinh con dị dạng, trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu.
Phòng và điều trị
Đây là bệnh do virus gây ra nên chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các trường hợp mắc bệnh phải được nghỉ ngơi tại chỗ; ăn thức ăn mềm, dễ nuốt. Khi bị mắc bệnh, người bệnh cần vệ sinh răng miệng thường xuyên; cần được cách ly trong khoảng 2 tuần kể từ khi có triệu chứng sưng ở mang tai. Trẻ em bị bệnh không được đến trường, vì như vậy sẽ là nguồn lây bệnh cho các trẻ khác. Người lớn mắc bệnh cũng cần được cách ly như trẻ nhỏ tại phòng riêng. Các đồ vật có liên quan đến chất tiết mũi, họng cần phải được diệt khuẩn tốt. Có thể giảm đau tại chỗ bằng cách đắp ấm vùng sưng, giảm đau toàn thân và hạ sốt bằng Paracetamol. Trường hợp viêm tinh hoàn, chú ý mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau; nghỉ ngơi là chủ yếu, hạn chế vận động. Trường hợp bệnh nhân đã giảm sốt mà sốt trở lại hoặc đau vùng bụng dưới cần đưa đến cơ sở y tế để khám và điều trị tránh biến chứng nặng hơn.
Để phòng bệnh, ngoài các biện pháp cách ly với người bệnh thì phương pháp tiêm phòng là tốt nhất. Hơn 95% những người được tiêm chủng được miễn dịch rất lâu, có thể suốt đời. Vaccine có thể tiêm bất kỳ lúc nào từ 12 tháng tuổi trở lên. Trẻ vị thành niên và người lớn nếu đã có tiếp xúc với bệnh nhân quai bị nhưng chưa có tiền sử mắc quai bị và chưa được tiêm chủng theo lịch phòng bệnh quai bị thì nên tiêm chủng để có thể phòng bệnh tốt nhất cho bản thân và con mình.

Bệnh quai bị có thể tự điều trị tại nhà, nhưng với trường hợp bé sốt cao, ói mửa, nhức đầu hoặc bộ phận sinh dục sưng to thì cần phải nhanh chóng đưa đến bệnh viện.

Thời điểm giáp Tết, trời chuyển lạnh là lúc trẻ dễ mắc các bệnh liên quan đến hô hấp, trong đó có quai bị. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp do nước bọt bị nhiễm trùng khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Bệnh thường gặp ở trẻ em lứa tuổi 5 -14.
Mùa lạnh là thời điểm trẻ em dễ mắc bệnh quai bị. Ảnh: Lê Phương.
Theo bác sĩ Đỗ Châu Việt, Trưởng Khoa nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2, quai bị là bệnh viêm tuyến mang tai, thường do 2 nguyên nhân: do siêu vi và do vi trùng.
Với các trường hợp do siêu vi thì không cần phải đến bệnh viện điều trị, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 5 đến 7 ngày. Trong trường hợp này, có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt tại nhà.
Với những trường hợp quai bị do vi trùng, bé có biểu hiện sốt cao, ói mửa, nhức đầu hoặc bộ phận sinh dục sưng to thì cần phải đến bệnh viện điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không được điều trị sớm, bé có thể xảy ra một số biến chứng như viêm não - màng não, viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng. Tình trạng viêm tinh hoàn có thể dẫn đến teo tinh hoàn và một số ít trong đó có khả năng dẫn đến vô sinh.
Hiện nay, chưa có một loại thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh quai bị nên ngoài việc đưa ngay trẻ đến cơ quan y tế để kiểm tra, cha mẹ cần lưu ý:
- Cần cho trẻ một chế độ nghỉ ngơi hợp lý: không cho trẻ vận động nhiều, đặc biệt trong trường hợp trẻ sưng tinh hoàn thì trẻ cần được nghỉ ngơi tuyệt đối.
- Chế độ dinh dưỡng: không kiêng cữ, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ, thông thường các bé bị quai bị ăn uống rất khó khăn, cần phải chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Nếu trẻ sốt hoặc quá đau, có thể cho trẻ uống thuốc giảm sốt.
- Cho trẻ uống nhiều nước
- Không cho trẻ ra ngoài để tránh gió, nên giữ trẻ trong nhà cho đến khi vùng sưng tấy có dấu hiệu giảm. Trẻ mắc bệnh không cho đến trường, các khu vực vui chơi công cộng vì có thể lây bệnh cho những bạn khác.
- Vệ sinh cá nhân và tẩy uế sát trùng các chất dịch tiết ra.
- Tránh tự ý bôi hoặc đắp, phun những loại thuốc dân gian ở tuyến mang tai đề phòng nhiễm độc.
Biện pháp phòng ngừa:
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với bệnh nhân bị quai bị
- Cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm vắcxin chủng ngừa. Những bé từ 12 tháng tuổi trở lên có thể tiêm ngừa bệnh này. Tuy nhiên, không phải cứ chích ngừa là sẽ phòng được bệnh. Trên thực tế, việc chủng ngừa chỉ có thể phòng bệnh được khoảng 80% nên sau khi chích ngừa vẫn cần có ý thức phòng bệnh.

Trẻ em dưới 15 tuổi hay mắc quai bị nhất. Nếu nghi ngờ con bạn có khả năng nhiễm bệnh, hãy theo dõi biểu hiện bệnh quai bị ở trẻ em thật nghiêm ngặt để sớm có cách xử lý phù hợp.


Hãy bảo vệ con bạn luôn khỏe mạnh
Có thể điều trị quai bị cho trẻ ở nhà nhưng phải có sự hướng dẫn thật tỉ mỉ của bác sĩ. Khi trẻ có những biểu hiện lạ cần cho trẻ đi khám tại các trung tâm y tế hay bệnh hiện để sớm phát hiện bệnh. Những biểu hiện bệnh quai bị ở trẻ em thường gặp nhất để xác định trẻ có bị nhiễm quai bị không như sau.
Bệnh quai bị là gì?
Bệnh quai bị thường xuất hiện nhiều vào mùa xuân, hè khi điều kiện thời tiết ẩm, dễ thay đổi hay nóng ẩm thất thường. Tuy là một loại bệnh lành tính nhưng nó có khả năng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tinh hoàn, viêm não- màng não, viêm buồng trứng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Một loại  virus có tên là Paramyxovirus có ái tính với các tổ chức tuyến và thần kinh chính là nguyên nhân gây bệnh. Khả năng lây lan của bệnh khá cao nên khi có dấu hiệu bị nhiễm bệnh, người bệnh nên được cách ly một thời gian ngắn.
Những biểu hiện bệnh quai bị ở trẻ em 1
Quai bị khiến con bạn đau đớn
Biểu hiện bệnh quai bị ở trẻ em
Trước khi phát bệnh, trẻ trải qua thời kỳ ủ bệnh kéo dài khoảng 18-21 ngày một cách hoàn toàn yên lặng, chưa có dấu hiệu nào. Khi trẻ có những triệu chứng sau, bạn cần chú ý theo dõi xem có đúng trẻ đang bị nhiễm bệnh quai bị không:
- Sốt, đau đầu, buồn nôn
Những biểu hiện bệnh quai bị ở trẻ em2
Trẻ bị sốt khi mắc quai bị
- Sưng tuyến nước bọt trong đó tuyến mang tai sẽ bị sưng to và thường chỉ sưng ở một bên. Có trường hợp bị sưng cả hai bên thì gương mặt của trẻ sẽ như hình trái lê, trẻ khó nhai hay nuốt thức ăn.
Những biểu hiện bệnh quai bị ở trẻ em 3
Cách chữa bệnh quai bị ở trẻ em: Khi đã chắn chắn rằng con bạn bị mắc quai bị cần thực hiện các việc sau:
- Cách ly trẻ với những người khác. Không cho trẻ đi học vì có khả năng lây bệnh cho mọi người
- Mua thuốc kháng sinh cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ. Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị bệnh này, vì vậy không thể tùy tiện cho trẻ uống bất cứ loại thuốc nào.
- Cho trẻ ăn thức ăn lỏng như cháo, canh hầm hay các loại thức ăn mềm và đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ
- Nên cho trẻ uống nhiều nước
- Giữ vệ sinh răng miệng thật tốt
- Khi trẻ bị mắc biến chứng viêm tinh hoàn cần cho trẻ mặc quần rộng rãi để tránh sự bó sát gây đau đớn
- Cho trẻ chế độ nghỉ ngơi hợp lý: không vận động, học tập quá nhiều
Những biểu hiện bệnh quai bị ở trẻ em 4
Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ khi bị bệnh
Hãy bảo vệ con bạn khỏi nguy cơ mắc bệnh quai bị và biến chứng của nó. Biểu hiện bệnh quai bị ở trẻ em cần được để ý thật cẩn thận nhằm phát hiện và điều trị sớm, tránh xảy ra những điều đáng tiếc.

Trẻ nhỏ rất dễ mắc bệnh quai bị do lây ở những nơi đông người như trường học hay nhà trẻ. Bệnh quai bị rất thường gặp và lành tính song nếu bạn không chú ý trong chăm sóc bé có thể sẽ để lại di chứng.

Quai bị là một bệnh ruyền nhiễm do virus với đặc trưng là viêm tuyến nước bọt mang tai cũng có thể viêm nhiều tuyến nước bọt, đồng thời có thể gây viêm các tuyến khác nhau như  tinh hoàn, buồng trứng (ở trẻ trưởng thành), viêm tuyến tụy…Bệnh dễ gây thành dịch ở nơi đông trẻ em (nhà trẻ, trường học). Tuổi hay mắc là ở giai đoạn 5-15 tuổi. Sau mắc bệnh có miễn dich suốt đời.
1. Dấu hiệu

  • Trước khi phát bệnh 2 ngày và sau khi viêm tuyến mang tai 9 ngày là thời gian có khả năng truyền bệnh.
  • Bệnh lây qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với trẻ bị bệnh.
  • Từ khi nhiễm virus đến khi phát bệnh là 12-25 ngày, trung bình 18 ngày.
  • Khi phát bệnh có các biểu hiện:
+ Sốt 38-38o5 trong vài ngày, nhức đầu, nhai nuốt hơi ngượng, rồi đau ở mang tai, trẻ nhai, nuốt nói thấy cũng đau.
+ Sưng tuyến nước bọt mang tai: Tuyến sưng làm dái tai bạnh ra ngoài, má phệ. Sờ không nóng, không đỏ, da bóng, ấn vào đau tăng. Sau 1 đến 3 ngày sưng sang tuyến bên kia, có khi sưng cả tuyến nước bọt. Sau 6-7 ngày, tuyến sưng giảm dần rồi trở lại bình thường.
2. Biến chứng
  • Viêm tinh hoàn (ở trẻ tuổi dậy thì): Tinh hoàn sưng to, đỏ, rất đau và kèm sốt cao, có thể teo, gây vô sinh nếu cả 2 tinh hoàn cùng bị.
  • Viêm buồng trứng (cũng ở trẻ tuổi dậy thì): đau bụng một bên hoặc 2 bên gần vùng hố chậu.
  • Viêm não, màng não: nhức đầu, cứng gáy, nôn…
  • Viêm tụy: đau bụng vùng thượng vị, nôn, tiêu chảy.
Xét nghiệm máu: men amylase tăng.
3. Xử trí
Chưa có thuốc đặc trị.
  • Bệnh nhi cần nằm nghỉ suốt thời kỳ sốt để tránh các biến chứng.
  • Tăng cường vệ sinh răng-miệng-họng: Cho xúc miệng bằng nước pha oxy già, nước muối. Ở nơi có lá lốt, rau diếp cá, húng chanh có thể dùng 2-3 thứ cùng đun kỹ, cho ít muối, lọc cho xúc miệng hàng ngày nhiều lần.
  • Nếu đau nhức: cho uống paracetamol 30mg/kg thể trọng/ngày, chia 3 lần.
  • Nếu trẻ có dấu hiệu viêm não-màng não, viêm tụy… cần cho đi bệnh viện.
4. Phòng ngừa
  • Cách ly bệnh nhi 9-10 ngày sau khi có sưng tuyến, nghỉ tại nhà, đeo khẩu trang.
  • Tiêm phòng sau 1 tuổi để gây miễn dịch lâu dài suốt đời.

Nguyên nhân gây bệnh quai bị:

Bệnh có trên toàn thế giới và chỉ xuất hiện ở người. Bệnh thường hay gặp ở trẻ nhỏ và lứa tuổi vị thành niên, người lớn cũng có thể mắc nhưng tỷ lệ là thấp hơn. Bệnh do virus lây truyền qua đường hô hấp và đường ăn uống, qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi.

 Vấn đề lây qua đường phân và nước tiểu hiện vẫn chưa được xác nhận dù virus quai bị có khả năng tồn tại trong nước tiểu khoảng 2-3 tuần. Khi bị nhiễm bệnh, virus nhân lên trong khoang tỵ hầu và hạch bạch huyết. Virus tăng cao trong huyết thanh khoảng 12-15 ngày sau nhiễm và lan ra các cơ quan khác. Thời gian lây là từ 6 ngày trước cơn toàn phát sưng tuyến mang tai cho đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh lý.

Đặng điểm lâm sàng:
Bệnh có đặc điểm dịch tễ rõ ràng, thường phát vào mùa xuân, nhất là trong khoảng thời gian tháng 4 và tháng 5, trong các môi trường tập thể như trường học, nhà trẻ. Tuổi nào cũng có thể bị bệnh quai bị, khả năng mắc bệnh ở nam cao hơn nữ. Tuy nhiên ít gặp quai bị ở trẻ dưới 2 tuổi mặc dù trẻ chỉ được bảo vệ trong 6 tháng đầu nếu mẹ đã từng mắc bệnh quai bị. Sau 2 tuổi, tần suất bệnh tăng dần, đạt đỉnh cao ở lứa tuổi 10-19. Sau khi tiếp xúc với virus quai bị khoảng 14-24 ngày, người bệnh có cảm giác khó chịu, ăn kém, sốt, đôi khi rét, đau họng và đau góc hàm. Sau đó, tuyến mang tai sưng to dần trong khoảng 3 ngày rồi giảm sưng dần trong khoảng 1 tuần. Tuyến mang tai có thể sưng 1 bên hay 2 bên. Nếu sưng cả 2 bên thì 2 tuyến có thể không sưng cùng lúc, tuyến 2 bắt đầu sưng khi tuyến 1 đã giảm sưng. Vùng sưng thường lan đến má, dưới hàm, đẩy tai lên trên và ra ngoài; có khi lan đến ngực gây phù trước xương ức. Bệnh nhân có cảm giác đau ở vùng tuyến bị sưng nhưng da trên vùng sưng không nóng và không sung huyết, ngược với những trường hợp viêm tuyến mang tai do vi khuẩn. Lỗ ống Stenon ở niêm mạc má 2 bên sưng đỏ, có khi có giả mạc. Bệnh nhân có cảm giác khó nói, khó nuốt, đôi khi phù thanh môn gây khó thở phải mở khí quản. Thời gian biểu hiện bệnh lý khoảng 10 ngày. Tuy nhiên có khoảng 25% người bị nhiễm virus quai bị mà không có dấu hiệu bệnh lý rõ rệt, đây là những đối tượng có khả năng truyền bệnh mà người xung quanh không nhận biết. Bệnh quai bị gây miễn dịch bền vững khi đã mắc bệnh dù sưng 1 hay 2 bên tuyến mang tai nên ít khi bị quai bị lần 2.
Design by Hao Tran -