Theo thống kê từ Bộ Y tế, hằng năm, các tỉnh, thành trong cả nước đều có rất nhiều các ca mắc bệnh quai bị. Bệnh thường xuất hiện nhiều vào mùa xuân, hè. Mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh quai bị, nhưng thường gặp nhất là ở trẻ em dưới 15 tuổi, nhất là trẻ từ 6-10 tuổi. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ có những biến chứng nặng nề.
Bệnh quai bị do virus có tên khoa học là Paramyxovirut gây nên.
Bệnh xuất hiện ở những nơi đông người như nhà trẻ, trường học, ký túc
xá, khu tập thể... do lây lan chủ yếu qua đường hô hấp do nước bọt bị
nhiễm trùng khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi.
Nếu người bệnh lơ là, không điều trị kịp thời sẽ có những biến chứng nặng nề. Biến chứng thường gặp nhất của bệnh quai bị là viêm màng não. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể bị biến chứng viêm tinh hoàn hay viêm buồng trứng, thường xảy ra ở tuổi dậy thì. Viêm buồng trứng thường hiếm gặp hơn viêm tinh hoàn, xuất hiện khi triệu chứng sưng vùng mang tai đã giảm. Đây là biến chứng cần điều trị đúng và kịp thời để tránh di chứng vô sinh sau này. Với bé gái, khi có biến chứng viêm buồng trứng sẽ có triệu chứng đau bụng nhiều và cần được siêu âm để chẩn đoán. Ngoài ra, còn có nhiều biến chứng khác như viêm tụy cấp, viêm não, viêm cơ tim, nhưng rất hiếm gặp.
Hiện nay, bệnh quai bị chưa có thuốc đặc trị mà chủ yếu là điều trị triệu chứng và nâng đỡ cơ thể. Nằm nghỉ tuyệt đối khi có sưng tinh hoàn. Cần cách ly bệnh nhân ít nhất 10-15 ngày từ khi phát bệnh. Vệ sinh răng miệng, ăn lỏng, giảm đau, hạ sốt bằng paracetamol. Với trường hợp viêm tinh hoàn, cần mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau và dùng corticoid liều cao ngay từ đầu, thường dùng prednisolon 60mg/ngày, sau đó giảm dần trong 7-10 ngày.
Bệnh quai bị thường rất dễ nhận biết với triệu chứng sưng đau vùng mang tai, do viêm sưng tuyến nước bọt vùng mang tai. Trước khi sưng 1 - 2 ngày, một số trẻ có cảm giác đau, khó nhai. Vùng mang tai có thể bị sưng cùng lúc hai bên và xuất hiện rất nhanh, đêm hôm trước bình thường, nhưng hôm sau sưng to cả hai bên. Cũng có thể sưng một bên, sau đó vài ngày sưng bên kia. Bên cạnh triệu chứng sưng vùng mang tai, trẻ có thể kèm theo sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, buồn nôn, ói. Đa số các trường hợp thường sốt nhẹ và chỉ kéo dài 1 - 2 ngày. Triệu chứng của bệnh sẽ tự lui dần sau 5-7 ngày nếu không có biến chứng. Vùng mang tai sẽ giảm sưng dần, trẻ ăn uống sẽ dễ hơn và hồi phục hoàn toàn sau 7-10 ngày.
Về cách phòng bệnh, điều trước tiên người bệnh phải được cách ly tại nhà. Khi tiếp xúc với người bệnh phải mang khẩu trang. Thời gian cách ly người bệnh trong khoảng 10 ngày kể từ khi bắt đầu sưng tuyến mang tai. Ngày nay, mọi người thường được tiêm phòng để tạo miễn dịch chủ động như dùng vaccine Trimovax hay MMR. Vaccine không nên tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi, tuy nhiên, nếu trẻ sống trong môi trường dịch bệnh có thể tiêm ngừa từ 9 tháng tuổi. Không tiêm cho phụ nữ có thai, người bị dị ứng với vaccine, người đang dùng thuốc gây giảm miễn dịch như corticoid, thuốc điều trị ung thư, người đang điều trị với tia phóng xạ,...
Khi trẻ có các dấu hiệu quai bị, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để xác định. Nếu đúng là bệnh quai bị, thì cần chăm sóc trẻ theo sự hướng dẫn của bác sĩ, như: Hạ nhiệt bằng cách lau mình trẻ bằng nước ấm (không được lau bằng nước lạnh); cho trẻ uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng có bán tại các hiệu thuốc nhằm chống khô miệng; cho trẻ ăn loãng hoặc ăn bằng ống hút nếu trẻ khó nuốt; cho trẻ nằm trên giường với một chai nước nóng bọc trong khăn để áp vào bên má bị đau; không được cho trẻ nô đùa, chạy nhảy vì những hoạt động này rất dễ dẫn đến biến chứng ở tinh hoàn. Cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được khám và điều trị kịp thời khi có các biểu hiện biến chứng.
Nếu người bệnh lơ là, không điều trị kịp thời sẽ có những biến chứng nặng nề. Biến chứng thường gặp nhất của bệnh quai bị là viêm màng não. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể bị biến chứng viêm tinh hoàn hay viêm buồng trứng, thường xảy ra ở tuổi dậy thì. Viêm buồng trứng thường hiếm gặp hơn viêm tinh hoàn, xuất hiện khi triệu chứng sưng vùng mang tai đã giảm. Đây là biến chứng cần điều trị đúng và kịp thời để tránh di chứng vô sinh sau này. Với bé gái, khi có biến chứng viêm buồng trứng sẽ có triệu chứng đau bụng nhiều và cần được siêu âm để chẩn đoán. Ngoài ra, còn có nhiều biến chứng khác như viêm tụy cấp, viêm não, viêm cơ tim, nhưng rất hiếm gặp.
Hiện nay, bệnh quai bị chưa có thuốc đặc trị mà chủ yếu là điều trị triệu chứng và nâng đỡ cơ thể. Nằm nghỉ tuyệt đối khi có sưng tinh hoàn. Cần cách ly bệnh nhân ít nhất 10-15 ngày từ khi phát bệnh. Vệ sinh răng miệng, ăn lỏng, giảm đau, hạ sốt bằng paracetamol. Với trường hợp viêm tinh hoàn, cần mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau và dùng corticoid liều cao ngay từ đầu, thường dùng prednisolon 60mg/ngày, sau đó giảm dần trong 7-10 ngày.
Bệnh quai bị thường rất dễ nhận biết với triệu chứng sưng đau vùng mang tai, do viêm sưng tuyến nước bọt vùng mang tai. Trước khi sưng 1 - 2 ngày, một số trẻ có cảm giác đau, khó nhai. Vùng mang tai có thể bị sưng cùng lúc hai bên và xuất hiện rất nhanh, đêm hôm trước bình thường, nhưng hôm sau sưng to cả hai bên. Cũng có thể sưng một bên, sau đó vài ngày sưng bên kia. Bên cạnh triệu chứng sưng vùng mang tai, trẻ có thể kèm theo sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, buồn nôn, ói. Đa số các trường hợp thường sốt nhẹ và chỉ kéo dài 1 - 2 ngày. Triệu chứng của bệnh sẽ tự lui dần sau 5-7 ngày nếu không có biến chứng. Vùng mang tai sẽ giảm sưng dần, trẻ ăn uống sẽ dễ hơn và hồi phục hoàn toàn sau 7-10 ngày.
Về cách phòng bệnh, điều trước tiên người bệnh phải được cách ly tại nhà. Khi tiếp xúc với người bệnh phải mang khẩu trang. Thời gian cách ly người bệnh trong khoảng 10 ngày kể từ khi bắt đầu sưng tuyến mang tai. Ngày nay, mọi người thường được tiêm phòng để tạo miễn dịch chủ động như dùng vaccine Trimovax hay MMR. Vaccine không nên tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi, tuy nhiên, nếu trẻ sống trong môi trường dịch bệnh có thể tiêm ngừa từ 9 tháng tuổi. Không tiêm cho phụ nữ có thai, người bị dị ứng với vaccine, người đang dùng thuốc gây giảm miễn dịch như corticoid, thuốc điều trị ung thư, người đang điều trị với tia phóng xạ,...
Khi trẻ có các dấu hiệu quai bị, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để xác định. Nếu đúng là bệnh quai bị, thì cần chăm sóc trẻ theo sự hướng dẫn của bác sĩ, như: Hạ nhiệt bằng cách lau mình trẻ bằng nước ấm (không được lau bằng nước lạnh); cho trẻ uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng có bán tại các hiệu thuốc nhằm chống khô miệng; cho trẻ ăn loãng hoặc ăn bằng ống hút nếu trẻ khó nuốt; cho trẻ nằm trên giường với một chai nước nóng bọc trong khăn để áp vào bên má bị đau; không được cho trẻ nô đùa, chạy nhảy vì những hoạt động này rất dễ dẫn đến biến chứng ở tinh hoàn. Cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được khám và điều trị kịp thời khi có các biểu hiện biến chứng.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét