Bệnh quai bị là virut nhóm ARN thuộc họ Paramyxovirut. Có hướng tính gây bệnhvới các tuyến (ngoại tiết) và thần kinh. Sức đề kháng kém, bị bất hoạt nhanh khi ra ánh nắng và trong điều kiện khô nóng. Tổn tại lâu ở nhiệt độ thấp
Bệnh
quai bị (còn được gọi là bệnh viêm tuyến mang tai dịch tễ hay viêm
tuyến mang tai do virut quai bị) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây
trực tiếp bằng đường hô hấp, hay gây thành dịch trong trẻ em, thanh
thiếu niên do virut quai bị gây nên. Biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất là
viêm tuyến nước bọt mang tai không hoá mủ. Các tuyến nước bọt khác,
tinh hoàn, tuỵ và hệ thần kinh trung ương cũng có thể bị tổn thương.
Lịch sử bệnh
Từ thời Hypocrates người ta đã biết về bệnh quai bị và đường lây. Năm 1700
Haminton miêu tả về trường hợp viêm tinh hoàn do quai bị. Năm 1934
Johnson và Goodpasture đã tìm thấy vi rut quai bị trong tuyến nước bọt
bệnh nhân quai bị. Năm 1950 Ender và cộng sự chế thành công vac xin
chết. Năm 1966 Buynak và Halleman đã chế thành công vac xin sống giảm
độc lực.
Dịch tễ học
Mầm bệnh
Là
virut nhóm ARN thuộc họ Paramyxovirut. Có hướng tính gây bệnhvới các
tuyến (ngoại tiết) và thần kinh. Sức đề kháng kém, bị bất hoạt nhanh khi
ra ánh nắng và trong điều kiện khô nóng. Tổn tại lâu ở nhiệt độ thấp
Nguồn bệnh
Là những người đang mắc quai bị cấp tính ở tất cả các thể.
Đường lây
Lây trực tiếp bằng đường hô hấp qua tiếp xúc giữa người bệnh và người lành.
Thời gian lây: Từ 7 ngày trước đến 7 ngày sau khi có triệu chứng đầu tiên của bệnh.
Đặc điểm dịch tễ
Bệnh gặp khắp nơi trên thế giới và có thể xảy ra quanh năm nhưng thường thành dịch vào mùa Đông - Xuân.
Bệnh thường xảy ra ở thanh thiếu niên trong các tập thể: Mẫu giáo, trường học, đơn vị tân binh.
Cảm thụ và miễn dịch
Cảm thụ: Tất cả những người chưa mắc quai bị thường ở tuổi thanh thiếu niên. Trẻ dưới 2 tuổi và người già rất hiếm bị bệnh.
Miễn
dịch: Sau khi mắc bệnh có miễn dịch vững bền tồn tại rất nhiều năm. Có
tái phát, nhưng rất hiếm. Miễn dịch mẹ tryền cho con tồn tại khoảng 1
năm.
Cơ chế bệnh sinh và giải phẫu bệnh lý
Cơ chế bệnh sinh
Từ
niêm mạc miệng, mũi, họng, kết mạc, vi rút đột nhập vào máu gây nhiễm
vi rút huyết và gây nên các triệu chứng nhiễm trùng nhiễm độc ở thời kỳ
đầu. Sau đó từ máu vi rút đột nhập vào các tuyến nước bọt (hay gặp nhất
là tuyến mang tai), tuyến sinh dục, tuỵ, thần kinh v.v... và phát triển,
gây nên các triệu chứng viêm cục bộ ở các cơ quan này. Sau đó vi rút
được đào thải qua nước bọt. Đôi khi có thể từ tuyến nước bọt đột nhập
vào máu gây tổn thương ở tuyến khác.
Giải phẫu bệnh
Các tuyến nước bọt: Chủ yếu viêm mô kẽ còn mô hạch ít bị tổn thương.
Tuỵ: Viêm hoại tử cả hệ thống nội ngoại tiết.
Tinh
hoàn: Thương tổn cả mô kẽ và biểu mô tuyến dẫn đến hoại tử các tế bào
biểu mô. Sau đó các tuyến bị teo lại và tắc. Nếu bị tổn thương nặng có
thể gây thiểu năng sinh dục, không có tinh trùng.
Thần kinh trung ương: Màng não bị viêm thâm nhiễm xuất tiết. Não bị viêm gây phù nề, xung huyết.
Lâm sàng
Phân loại
Phân loại theo triệu chứng
Thể điển hình.
Thể ẩn (chiếm 20% - 90% trong vụ dịch).
Phân loại theo mức độ
Có các mức độ: nhẹ, vừa, nặng.
Phân loại theo vị trí tổn thương
Hay được dùng trong lâm sàng.
Thể viêm tuyến nước bọt: Tuyến mang tai, dưới hàm, dưới lưỡi.
Thể viêm tinh hoàn.
Thể viêm tuỵ.
Thể thần kinh: Viêm màng não, viêm não.
Thể kết hợp: Viêm tuyến mang tai, viêm tinh hoàn, viêm tuyến mang tai + viêm màng não.
Triệu chứng học theo từng thể lâm sàng
Lâm sàng thể điển hình, mức độ vừa
Là thể viêm tuyến mang tai (thể hay gặp nhất, chiếm 70% các thể có khu trú rõ).
Nung bệnh: Trung bình từ 18 - 21 ngày.
Khởi phát: Sốt 38-39°C. Đau đầu, đau mỏi toàn thân, ăn ngủ kém.
Toàn phát:
Sau
sốt 24-28 giờ xuất hiện viêm tuyến mang tai. Lúc đầu sưng một bên, sau
1-2 ngày sưng tiếp bên kia (thường sưng cả hai bên, ít gặp sưng chỉ 1
bên). Hai bên sưng thường không đối xứng (bên sưng to, bên sưng nhỏ),
tuyến mang tai sưng to đôi khi làm mất rãnh trước và sau tai, có khi
biến dạng mặt, mặt phình ra, cổ bạnh, cằm xệ.
Da vùng tuyến mang tai bị sưng căng, bóng, không đỏ, ấn không lõm, sờ nóng, đau.
Nước bọt ít, quánh.
Viêm
đỏ lỗ ống Stenon (dấu hiệu Mourson). Khi tuyến mang tai sưng không rõ
ràng hoặc lúc mới khởi bệnh cần tìm 3 điểm đau của Rillet và Barthez đó
là: điểm khớp thái dương - hàm, điểm mỏm xương chũm, điểm sau góc xương
hàm dưới.
Các triệu chứng khác:
Đau hàm khi há miệng, khi nhai, nuốt. Đau lan ra tai.
Họng viêm đỏ.
Sưng hạch góc hàm.
Vẫn sốt, đau đầu, có thể có nhịp tim chậm.
Có thể kèm viêm tuyến dưới lưỡi, dưới hàm.
Xét nghiệm máu: Bạch cầu giảm, bạch cầu đa nhân trung tính giảm, lympho tăng tương đối, Amylaza máu và nước tiểu đều tăng.
Lui bệnh:
Bệnh
tự khỏi trong vòng 10 ngày. Thường hết sốt sau 3-4 ngày, tuyến hết sưng
trong vòng 8-10 ngày, hạch sưng kéo dài hơn tuyến một chút. Tuyến nước
bọt không bao giờ hoá mủ (trừ khi bội nhiễm vi khuẩn) và cũng không bao
giờ bị teo.
Những thể lâm sàng khác
Viêm tuyến nước bọt dưới lưỡi, dưới hàm:
Thường đi kèm với viêm tuyến mang tai, hiếm khi riêng biệt.
Khi viêm tuyến dưới hàm làm cằm xệ xuống, khó nuốt và nuốt đau. Viêm tuyến dưới lưỡi làm lưỡi lè ra.
Xét nghiệm: Amylaza máu và nước tiểu đều tăng.
Những thể khu trú ngoài tuyến nước bọt:
Có thể xảy ra trước, cùng hoặc sau viêm tuyến nước bọt. Đôi khi không đi kèm viêm tuyến nước bọt.
Viêm tinh hoàn (orchitis):
Hay gặp ở nam giới đang tuổi dậy thì hoặc đã trưởng thành.
Tỷ
lệ mắc tuỳ vụ dịch, tuỳ theo tác giả (từ 10% - 30% số mắc bệnh quai
bị), nhưng là nơi khu trú hay gặp đứng thứ hai sau viêm tuyến nước bọt
mang tai.
Thường bị một bên, ít gặp cả hai bên. Khi bị cả hai bên thì cũng sưng cách nhau 2-3 ngày.
Thường
xuất hiện sau viêm tuyến nước bọt và khi các triệu chứng viêm tuyến
nước bọt đã dịu đi. Thường vào ngày thứ 5 đến thứ 10 của bệnh thấy sốt
xuất hiện trở lại hoặc sốt tăng lên. Có thể buồn nôn, nôn. Tinh hoàn
đau, nhất là khi đi lại và to gấp 2-3 lần bình thường, sờ thấy chắc, da
bìu có thể nề, căng đỏ. Trong những trường hợp nặng có thể kèm thêm viêm
thừng tinh, viêm mào tinh hoàn và tràn dịch màng tinh hoàn.
Tiến
triển: Thường hết sốt sau 3-5 ngày. Tinh hoàn giảm sưng từ từ, có thể
3-4 tuần sau tinh hoàn mới hết sưng đau (với thể nặng) và không bao giờ
có mủ.
Tinh
hoàn có bị teo hay không phải đợi khoảng hai tháng sau mới biết chắc
(tỷ lệ teo tinh hoàn khoảng 5/1000). Chứng vô tinh trùng rất hiếm. Chức
năng nội tiết thường không bị ảnh hưởng. Theo kinh điển nếu teo tinh
hoàn có thể gây các tình trạng như: Không có tinh trùng, vô sinh, chậm
lớn, mất nam tính và liệt dương. Ngày nay qua theo dõi nhiều năm, đa số
các tác giả thấy rằng:
Nếu teo 1 tinh hoàn sẽ không có ảnh hưởng gì, bên lành sẽ hoạt động bù trừ.
Khi bị teo cả 2 bên hoặc ở người chỉ có 1 tinh hoàn thì tỷ lệ bị ảnh hưởng hoạt động sinh dục và vô sinh cũng thấp.
Viêm buồng trứng (Oophoritis):
Ngược lại với viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng do quai bị rất hiếm gặp.
Viêm tuỵ (Pancreatitis):
Ít gặp, tỷ lệ tuỳ theo tác giả.
Những khu trú ở hệ thần kinh:
Viêm
màng não do virut quai bị: Gặp khoảng 16% các trường hợp quai bị.
Thường xuất hiện sau khi viêm tuyến nước bọt vài ngày (đôi khi xuất hiện
trước).
Viêm
não: Có thể xảy ra cùng hoặc sau viêm tuyến mang tai 2-3 tuần. Đôi khi
đơn độc. Thường kèm viêm màng não.Có tiên lượng tốt hơn viêm não do vi rút Nhật bản. Hãn hữu có tử vong.
Các biểu hiện thần kinh khác:
Viêm tuỷ sống, viêm đa rễ và dây thần kinh, viêm các dây thần kinh sọ (II, VII, VIII).
Những khu trú khác của quai bị (rất hiếm gặp):
Viêm cơ tim, viêm phổi không điển hình, tràn dịch màng phổi, viêm thận.
Tiên lượng - Biến chứng và di chứng
Tiên lượng
Nói chung là lành tính. Hãn hữu có thể có tử vong do viêm não, viêm cơ tim, viêm tuỵ.
Biến chứng và di chứng
Phụ nữ có mang bị quai bị có thể bị sảy thai, đẻ non.
Nam giới: Viêm tinh hoàn nặng cả hai bên có thể để lại di chứng teo tinh hoàn, vô sinh.
Đái tháo đường do viêm tuỵ, điếc do tổn thương dây thần kinh số VIII.
Chẩn đoán xác định
Dựa dịch tễ, lâm sàng, xét nghiệm.
Dịch tễ
Đang có dịch quai bị nơi bệnh nhân sống.
Mùa Đông - Xuân.
Lâm sàng
Có viêm tuyến mang tai cấp không có xu hướng hoá mủ, thường bị hai bên, xuất hiện không cùng một lúc.
Xét nghiệm
Số lượng bạch cầu trong máu giảm, bạch cầu lympho tăng cao.
Amylaza máu và nước tiểu tăng cao.
Trong viêm tuỵ có thể kèm Lipase máu cao.
Phân lập virut quai bị ở nước bọt và dịch não tuỷ.
Huyết
thanh chẩn đoán: Làm phản ứng kết hợp bổ thể hoặc phản ứng ức chế ngưng
kết hồng cầu, phản ứng ELISA có độ nhậy cao nay được sử dụng rộng rãi.
Chẩn đoán phân biệt
Khi viêm tuyến mang tai một bên cần phân biệt với:
Viêm mủ tuyến mang tai
Do
vi khuẩn thương hàn, tụ cầu, liên cầu... Viêm tuyến mang tai một bên có
sưng, nóng, đỏ, đau rõ. Có xu hướng hoá mủ nên ấn lõm. Vuốt dọc ống
Stenon có mủ chảy ra. Bạch cầu tăng cao, bạch cầu đa nhân trung tính
tăng cao.
Sỏi tuyến nước bọt mang tai
Thường bị đi bị lại nhiều lần, sưng tăng lên theo các bữa ăn. Chụp tuyến nước bọt thấy sỏi.
Viêm hạch góc hàm dưới
Do
viêm nhiễm ở khu vực xung quanh (răng, hàm, họng, hầu, hạch bạch nhân):
Hạch có ranh giới rõ, di động, đau. Bạch cầu ở máu ngoại vi tăng cao,
bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao. Có ổ viêm ở khu vực lân cận.
Khi sưng cả hai bên cần phân biệt với:
Phì đại tuyến mang tai 2 bên bất thường
Không có dấu hiệu bệnh lý như: Sốt, đau tuyến mang tai.
Không thấy sưng lên hoặc giảm đi qua theo dõi một số ngày. Bệnh đã có từ lâu.
Điều trị
Không có thuốc đặc trị, chủ yếu điều trị triệu chứng.
Thể viêm tuyến mang tai
Súc miệng: Nước muối 0,9%, dung dịch Axit Boric 5%.
Hạ
sốt nếu sốt quá cao, giảm đau (Paracetamol), An thần nhẹ
(seduxen,rotunda), dùng các vitaminB,C uống nước chanh, cam, ăn lỏng.
Nằm
nghỉ tại giường, hạn chế đi lại, trong thời gian còn sốt, còn sưng
tuyến (thường là 7-8 ngày đầu). Cách ly tối thiểu 10 ngày.
Thể viêm tinh hoàn
Nằm nghỉ tại giường khi còn sưng đau. Mặc si-lip để treo tinh hoàn.
Giảm đau: Chườm đá, uống paracetamol 0,5´1 viên/lần, uống 2 đến3 lần /ngày (uống lúc no, cách 6 giờ uống 1 lần) dùng 3-4 ngày.
Nếu
đau tinh hoàn nặng dùng paracetamol không đỡ có thể dùng thêm codein
với liều 30 mg-60mg/ngày cho người lớn (chỉ dùng 2-3 ngày) hoặc
efferalgan-codein 1viên/lần x 2-3 lần/ngày
Giảm viêm: Cortanxyl 20mg-30mg/ngày chia 2 lần uống lúc no, dùng 3-4 ngày.
Sau khi tinh hoàn đỡ sưng đau có thể dùng vitamin E 400mg 1 viên/ngày từ 1-2 tháng để tăng sinh tinh trùng.
Điều trị các thể khác
Viêm tuỵ, viêm màng não, viêm não.
Dự phòng
Cách ly 10-21 ngày nếu thấy cần (thường là 10 ngày).
Đeo mạng khi tiếp xúc với bệnh nhân.
Phụ nữ có thai bị bệnh nếu có điều kiện tiêm Globulin miễn dịch đặc hiệu, liều 0,3 mg/kg, dùng 1 liều tiêm bắp duy nhất.
Vacxin sống giảm hoạt (thường kết hợp với các vacxin khác như sởi...).
Liều
0,5 ml/tiêm dưới da một lần duy nhất phòng bệnh cho thanh, thiếu niên
nhi đồng chưa có miễn dịch (đặc biệt cho người chỉ có một tinh hoàn,
nghe kém). Vacxin cho miễn dịch tốt, không có tai biến. Bảo vệ được 3
năm đến 5 năm.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét