Khi
bị quai bị, các tuyến thường là bị sưng to và có cảm giác đau đớn. Tuy
nhiên, những biểu hiện của bệnh không đáng ngại bằng các biến chứng do
chăm sóc không đúng cách.
Sưng mang tai - Triệu chứng điển hình
Những trường hợp mắc quai bị thường bắt đầu với sốt cao lên tới 39,4oC hoặc cảm giác đau đầu và mất vị giác. Tuy nhiên, triệu chứng điển hình nhất của bệnh này là hiện tượng sưng phồng và đau trong các tuyến mang tai.
Các tuyến sưng phồng và gây đau đớn sẽ kéo dài trong vòng 1 - 3 ngày. Khi nuốt, nói, nhai hay uống nước hoa quả có axit (như là nước cam) thì bé càng cảm thấy đau hơn.
Tuyến mang tai ở 2 bên má đều có thể sưng lên, bên này sưng trước hoặc chỉ có một bên bị sưng lên. Trong một số ít trường hợp, quai bị sẽ xâm nhập vào các tuyến nước bọt khác chứ không phải tuyến mang tai và bị sưng tấy ở dưới lưỡi, dưới hàm hay cả ở mặt dưới phía trước của vòm miệng.
Biến chứng có thể gặp
Quai bị có thể dẫn tới sưng phồng ở não hay những bộ phận khác mặc dù biến chứng này rất ít gặp. Viêm não cũng như viêm màng não là những di chứng hiếm thấy do bệnh quai bị gây nên.
Những biểu hiện cho thấy quai bị chuyển sang biến chứng sau khi tuyến mang tai bắt đầu sưng phồng lên là: sốt cao, cứng cổ, đau đầu, buồn nôn và nôn ói, ngủ gật, co giật và những dấu hiệu khác của não bộ.
Với các thanh thiếu niên, biến chứng thường gặp là làm “thui chột” sự phát triển của tinh hoàn. Thường thì tinh hoàn bị sưng lên trong vòng từ 7 - 10 ngày, sau khi tuyến mang tai sưng lên. Hiện tượng này thường đi kèm với sốt cao, run người, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa và đau bụng (đôi khi đó cũng có thể là do viêm ruột thừa). Nếu bị ảnh hưởng thì sau 3 - 7 ngày, tinh hoàn thường bị đau và sưng (sưng có thể giảm đi đôi chút) và sốt…
Thêm vào đó, quai bị có thể ảnh hưởng đến tuyến tụy; ở phụ nữ là buồng trứng, dẫn tới tổn thương một số cơ quan trong ổ bụng.
Trong một vài trường hợp, dấu hiệu và triệu chứng của quai bị không có những biểu hiện rõ ràng, không nghĩ đó là bệnh quai bị.
Dễ lây truyền
Bệnh thường gặp khi thời tiết chuyển mùa và thống kê cho thấy cứ 3 người mắc quai bị thì 1 người không có biểu hiện cụ thể chính vì thế mà khả năng lây truyền là rất lớn.
Vi rút quai bị dễ lây truyền từ người này sang người khác và lây lan rộng từ những hạt nước nhỏ li ti bắn ra từ trong miệng và mũi của người đã bị nhiễm bệnh. Nó có thể lây sang người khác qua hắt hơi, ho hay thậm chí là cười. Vi rút có thể lây sang người khác qua những cử chỉ thông thường như dùng chung khăn, uống chung cốc với người bị nhiễm bệnh.
Đặc biệt, thời kỳ ủ bệnh có thể diễn ra trong vòng 12 - 25 ngày, nhưng trung bình thì thường là 16 - 18 ngày. Tức là vi rút có thể lan rộng trong cơ thể người nhiễm bệnh mà không có triệu chứng nào cả.
Người bị quai bị thì có thể phát bệnh 2 ngày trước khi các triệu chứng được biểu hiện cụ thể. Trẻ em thường bình phục trong vòng từ 10 - 12 ngày. Mất khoảng 1 tuần để những vết sưng biến mất.
Cách phòng chống
Quai bị có thể được phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin. Vắc xin không dùng chung với các thuốc khác hay cũng giống như thuốc chủng ngừa sởi - quai bị - rubella. Loại vắc xin này thường dùng cho trẻ từ 12 - 15 tháng tuổi.
Lượng thuốc thứ hai của MMR là dùng chung cho trẻ từ 4 đến 6 tuổi. Trẻ từ 1 - 4 tuổi cần hỏi thêm các thông tin từ bác sĩ về việc tiêm phòng.
Chăm sóc người bệnh
Nếu bạn cho rằng bé của bạn có thể bị quai bị, hãy gọi ngay cho bác sĩ để có thể chuẩn đoán một cách chính xác và cùng với họ theo dõi tình trạng của bé.
Vì quai bị do vi rút gây ra, cho nên không thể điều trị bằng kháng sinh được mà chỉ có thể dùng thuốc hạ sốt không chứa kháng sinh (như acetaminophen và ibuprophen) và các thuốc giảm đau.
Có thể làm giảm đau đớn vùng sưng phồng ở các tuyến mang tai bằng cách chườm nóng và lạnh. Cho trẻ ăn những đồ ăn mềm mà không phải nhai nhiều, ăn nhạt và khuyến khích bé uống nhiều nước. Tránh uống các loại nước hoa quả chua và có tính axit (như nước cam, nước nho, hay nước chanh), chúng sẽ càng làm những chỗ đau ở mang tai trở nên tồi tệ hơn. Nước, đồ uống không có gas đã lọc chất caffein và trà là những loại đồ uống có thể dùng được.
Khi quai bị làm ảnh hưởng tới tinh hoàn, bác sĩ sẽ dùng những loại thuốc có công dụng mạnh hơn để điều trị vùng bị đau và sưng cũng như đưa ra những lời khuyên làm cách nào để đặt túi chườm nóng và túi chườm lạnh vào chỗ bị đau và cách nào để không làm ảnh hưỏng tới bộ phận sinh dục.
Một đứa trẻ bị quai bị không nhất thiết phải nằm trên giường mà hoàn toàn có thể tham gia các trò chơi. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ thời điểm nào bé có thể tới trường.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét