Hiển thị các bài đăng có nhãn Điều trị bệnh quai bị. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Điều trị bệnh quai bị. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Phương pháp chữa bệnh quai bị ngay tại nhà cực kỳ hiệu quả - Bệnh quai bị nếu để lâu sẽ gây biến chứng nghiêm trọng tới sức khỏe như viêm màng não,  vô sinh. Do đó khamchuabenh.info xin chia sẻ với các bạn cách chữa bệnh quai bị tại nhà hiệu quả.

Bệnh quai bị: Cách phòng và điều trị quai bị cực kỳ hiệu quả - Quai bị là một bệnh lây truyền, có khả năng nhiễm bệnh ở bất kì lứa tuổi nào trong đó trẻ em trong độ tuổi 5-8 tuổi là lứa tuổi dễ bị nhiễm bệnh nhất, và người lớn là ít bị mắc bệnh nhất. Bệnh quai bị gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trong đó nặng nhất là có thể khiến bạn bị vô sinh.Vậy cách điều trị bệnh quai bị là gì?


Bệnh quai bị gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Cách phòng bệnh quai bị
  • Tiêm vacxin phòng bệnh quai bị, bắt đầu từ 12 tháng tuổi trở lên có thể tiêm phòng bệnh quai bị, để cơ thể miễn dịch với bệnh quai bị trong một thời gian dài hoặc có thể suốt đời.
  • Những người đã tiếp xúc với bệnh nhân bị quai bị mà chưa tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị thì cần phải tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị ngay để có thể bảo vệ bản thân tránh nhiễm bệnh quai bị. Lưu ý cần tiêm vắc xin phòng quai bị không quá 72h sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh quai bị.
Cách điều trị bệnh quai bị hiệu quả
cần phải có những biện pháp phòng tránh bệnh quai bị
  • Người mắc bệnh quai bị cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác phòng tránh lây nhiễm bệnh cho người khác.
  • Ngoài ra có thể cải thiện chế độ dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giữ gìn vệ sinh thân thể, đặc biệt đường hô hấp.
Cách điều trị bệnh quai bị
  • Cách li 2 tuần tính từ lúc phát hiện mắc bệnh, để phòng tránh lây lan cho người khác.
  • Người bệnh cần nghỉ ngơi tại chỗ, hạn chế vận động.
  • Người bệnh sốt cần hạ nhiệt cho người bệnh bằng khăn ấm không nên sử dụng khăn lạnh để lau người.
  • Có thể sử dụng paracetamol để hạ sốt, giảm đau cần tham khảo ý kiến thấy thuốc trước khi sư dụng.
Cách điều trị bệnh quai bị
Khi mắc bệnh, cần cách ly để tránh lây lan
  • Cách li 2 tuần tính từ lúc phát hiện mắc bệnh, để phòng tránh lây lan cho người khác.
  • Người bệnh cần nghỉ ngơi tại chỗ, hạn chế vận động.
  • Người bệnh sốt cần hạ nhiệt cho người bệnh bằng khăn ấm không nên sử dụng khăn lạnh để lau người.
  • Có thể sử dụng paracetamol để hạ sốt, giảm đau cần tham khảo ý kiến thấy thuốc trước khi sư dụng.
  • Giảm đau tại chỗ bằng cách đáp ấm vùng má bị sưng.
  • Vệ sinh răng miệng, uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng có bán tại các hiệu thuốc nhằm chống khô miệng.
  • Ăn thức ăn mềm, dễ nuốt.
  • Khi thấy các biểu hiện biến chứng cần đến bệnh viện ngay.
Trên đây là cách điều trị bệnh quai bị mong rằng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc bảo vệ sức khỏe cho bạn và những người thân yêu.
L.G

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

Điều trị bệnh quai bị bằng thuốc Đông y cực kỳ hiệu quả - Hằng năm vào khoảng thời gian giao mùa (thu - đông hoặc đông-xuân) thường xuất hiện bệnh quai bị, Đông y gọi quai bị là “xạ tai”, ‘hà mô ôn” hoặc “tháp tai thũng”.

Bệnh do viêm nhiễm tuyến nước bọt cấp tính, thường do virut gây nên, mang tính dịch tễ, lây truyền nhanh và thường gặp ở trẻ dưới 12 tuổi, nhiều nhất là 5-8 tuổi.
Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân chỉ hơi sốt, có cảm giác đau nhức vùng dưới mang tai, sau 4-5 ngày tự khỏi. Khi bị nặng, bệnh nhân sốt cao, gai gai rét, đau đầu, mang tai sưng to, có thể bị một hoặc cả hai bên, cảm giác đau nhức, nhai hoặc nuốt khó khăn, người bệnh bứt rứt khó chịu, mệt mỏi.
Bệnh dễ lây qua đường hô hấp, để phòng bệnh cần cách ly, hạn chế tiếp xúc, đặc biệt khi bị bệnh nên để trẻ nghỉ ngơi, không nên cho trẻ chạy nhảy, nghịch ngợm hoặc ra mưa, gió để đề phòng các biến chứng viêm tinh hoàn hoặc buồng trứng có thể gây vô sinh.

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Quai bị và những hậu quả đối với nam giới


Quai bị là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi gây ra. Biểu hiện của căn bệnh này là sưng và đau tuyến nước bọt, chủ yếu là tuyến mang tai. Trong một số trường hợp, nó còn kèm theo cả viêm tuyến sinh dục, viêm màng não, viêm tụy và một số cơ quan khác…

Một trong những hậu quả nghiêm trọng của căn bệnh này đối với nam giới là gây viêm tinh hoàn dẫn đến vô sinh. Theo thống kê ở nam giới, cứ 10 người bị quai bị thì có khoảng 2 – 3 người mắc phải chứng viêm tinh hoàn. Tỷ lệ này thường gặp ở các thiếu niên đang trong tuổi dậy thì. Chính vì thế, các XY cần chú ý hơn để phòng tránh những hậu quả đáng tiếc nhé!

Nguy cơ vô sinh ở XY do hậu quả của bệnh quai bị 1
Cách đề phòng chứng vô sinh do quai bị

Tiêm vacxin phòng quai bị

Đây là biện pháp phòng tránh hữu hiệu nhất cho các bạn. Nó giúp chúng ta có đủ kháng thể đặc hiệu chống lại virus một cách chủ động, không cho chúng xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, các bạn cũng không nên tiếp xúc với những người bị quai bị để tránh bị lây bệnh.

Bằng các cách này, chúng ta không chỉ tránh được chứng vô sinh do quai bị, mà còn có thể hạn chế được nguy cơ mắc bệnh, giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe nữa đấy!

Cách ly an toàn khi bị bệnh

Để phòng tránh những biến chứng do quai bị gây ra, nhất là biến chứng gây viêm tinh hoàn, các XY cần được cách ly và chăm sóc cẩn thận trong thời gian bị bệnh.

Trong khoảng thời gian ít nhất 2 tuần kể từ khi bị bệnh, các XY cần được cách ly, tránh tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Bên cạnh đó, các bạn cần chú ý vệ sinh răng miệng, ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, giảm đau tại chỗ bằng cách đắp ấm vùng sưng, sử dụng thuốc giảm đau và hạ sốt nếu cần thiết.

Nguy cơ vô sinh ở XY do hậu quả của bệnh quai bị 2
Phòng tránh nguy cơ mắc biến chứng

Biến chứng viêm tinh hoàn gây vô sinh do quai bị gây ra có thể xuất hiện ngay trong thời gian bị bệnh hoặc sau khi bị bệnh. Vì thế, các bạn cần chú ý tới những biểu hiện của cơ thể để có thể chữa trị kịp thời.

Khi mắc phải chứng viêm tinh hoàn, tinh hoàn của các XY có thể bị sưng, đau, kèm theo tình trạng sốt cao. Một thời gian sau, tinh hoàn sẽ bị teo lại, làm suy giảm khả năng sinh tinh, dẫn đến vô sinh. Do đó, khi có những triệu chứng của viêm tinh hoàn, các XY cần đến bệnh viện khám ngay để có thể chữa trị kịp thời nhé!

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Quai bị dân gian còn gọi là bệnh má chàm bàm là một bệnh toàn thân biểu hiện bằng sưng một hay nhiều tuyến nước bọt, thường gặp nhất là các tuyến mang tai.

Các nguyên nhân gây viêm tuyến mang tai hiếm gặp khác có thể do ăn nhiều tinh bột, phản ứng thuốc (phenylbutazone, thiouracil, các thuốc chứa iốt) và các rối loạn chuyển hóa (như bệnh đái tháo đường, xơ gan và suy dinh dưỡng) có thể bị 2 lần.

Bài thuốc uống trị quai bị

Bài 1. Huyền sâm 15 g, hạ khô thảo 6 g, bản lam căn 12 g, sắc uống.

Bài 2. Vỏ cây gạo 40 g, cạo bỏ vỏ giấy bên ngoài, thái lát, sao vàng, sắc uống.

Bài 3. Củ sắn dây 16 g, bạc hà 6 g, cúc tần sao 10 g, thăng ma 10 g, thạch cao sống 10 g, cam thảo 6 g, hoa cúc 15 g, hoàng cầm (nam) sắc uống.

Bài 4. Quả ké 12 g, sài đất 12 g, bồ công anh 12 g, sắc với 3 bát nước lấy nửa bát, uống mỗi ngày 2 lần.

Bài 5. Hạ khô thảo 20 g, cây mũi mác 30 g, kim ngân 20 g sắc uống trong ngày.

Bài 6. Trường hợp sốt cao, mệt mỏi, chán ăn: Thổ linh 20 g, sài đất, ngân hoa, thương nhĩ, đinh lăng, hương nhu mỗi thứ 16 g, mã đề 12 g sắc uống ngày 1 thang.

Bài 7. Khi bị biến chứng viêm tinh hoàn: Lệ chi 20 g, thương nhĩ, ngân hoa, hoàng bá, hạ khô thảo, thổ linh, sài đất, đinh lăng, cối xay mỗi thứ 16 g, cam thảo 10 g sắc uống ngày 1 thang. Cho bệnh nhân nằm nghỉ, tránh vận động.

Thuốc bôi, đắp hoặc dán ngoài

Bài 1. Hạt gấc (đốt thành than) 3-4 hạt, cói hoặc chiếu rách 1 nhúm (chừng 5 g), đốt thành than. Hai vị trộn đều, hòa với dầu vừng, bôi vào chỗ sưng.

Bài 2. Nhân hạt gấc (giã nát, đốt thành than) 4-5 hạt, giấm thanh 5 ml, tinh cối đá (đã vô trùng) 6-10 g, tất cả trộn đều, bôi vào chỗ sưng mỗi ngày 4-5 lần.

Bài 3. Nhân hạt gấc 2-3 hạt, giấm thanh hoặc rượu trắng 10 ml, đem hạt gấc mài vào giấm hay rượu rồi bôi nhiều lần vào chỗ sưng.


Bài 4. Hạt cam thảo dây lượng vừa đủ, tán thành bột, trộn với lòng trắng trứng gà rồi bôi lên chỗ sưng viêm, mỗi ngày thay thuốc một lần. Một công trình nghiên cứu trên 485 ca quai bị cho thấy, có 402 ca đạt hiệu quả ngay từ lần đầu.

Bài 5. Xích tiểu đậu 30 g, đại hoàng 15 g, thanh đại 30 g, tất cả tán bột, mỗi lần dùng 5 g trộn đều với lòng trắng trứng gà bôi lên nơi sưng nhiều lần trong ngày.

Bài 6. Giấm chua để lâu ngày, tỏi lượng vừa đủ. Giã nát tỏi, trộn với giấm, bôi lên chỗ tổn thương, mỗi ngày 2-3 lần.

Bài 7. Bột tiêu 1 g, bột mì 8 g, trộn 2 thứ với nước ấm thành dạng hồ rồi đắp lên nơi sưng, mỗi ngày thay thuốc một lần.

Bài 8. Lá na, lá gấc, lá cà độc dược, 3 thứ rửa sạch, giã nhỏ, đắp vào nơi sưng.

Bài 9. Giun đất 2-3 con cho vào cốc, thêm một ít đường rồi đảo đều, sau nửa giờ dùng bông sạch thấm chất dịch do giun tiết ra rồi bôi lên nơi sưng, mỗi ngày 2-3 lần.

Bài 10. Cóc 1 con, rửa sạch, chặt bỏ đầu từ phía dưới 2 u to, lột lấy da, dùng kéo cắt thành những miếng như cao dán rồi dán lên nơi sưng, sau chừng 8 giờ thì thay miếng khác. Thường sau 3 ngày thì khỏi.

Bài 11: Bồ công anh tươi 60 -120g, đem rửa sạch cả lá và rễ, thêm vào một lòng trắng trứng gà (thêm ít dấm cũng được), trộn đều, đem đắp chỗ đau, sau khi khô bỏ đi thay miếng khác.

Bài 12: Lấy một nắm hoa cúc tươi (hoặc lá hoa cúc dại) rửa sạch giã nát như bùn, thêm ít dấm, đắp chỗ đau, khô bỏ đi, thay miếng khác.

Bài 13: Lấy 1 - 2 miếng củ cải muối để lâu, đem đắp vào chỗ đau, ngày 2 - 3 lần.

Bài 14: Lấy 50 gam xương rồng bà, giã nát, đắp vào chỗ đau, ngày 2 - 3 lần.

Bài 15: lấy 50 - 100g rau sam giã nát, đắp vào chỗ sưng, ngày 2 - 3 lần.

Bài 16: lá hẹ 600g, giã nát, bỏ vào thêm 3g muối ăn, trộn đều chia làm 3 phần đắp vào chỗ đau, khô thay miếng khác. Ngày 3 - 5 lần.

Các bài thuốc bôi trên làm hằng ngày đến khi hết sưng thì thôi.


Món ăn trị bệnh quai bị


1. Đậu xanh 30 g, cải trắng 3 cây. Đậu xanh ninh cả vỏ cho nhừ rồi cho rau cải vào nấu chín, chia làm 2 lần ăn trong ngày, liên tục trong 3-5 ngày.

2. Đậu xanh 200 g, đậu tương 50 g, đường trắng 30 g. Ninh nhừ 2 loại đậu rồi cho đường quấy đều, chia 2-3 lần ăn trong ngày.

3. Hoa kinh giới 10 g, bạc hà 10 g, sắc lấy nước rồi nấu với 50 g gạo tẻ thành cháo ăn trong ngày.

4. Mướp đắng 100 g bỏ ruột, thái miếng, chế thành các món ăn để dùng trong vài ngày.

Chú ý: Để tăng hiệu quả điều trị, nên dùng kết hợp một bài thuốc uống, một bài thuốc bôi đắp và một món ăn bài thuốc.

 

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Trẻ em dưới 15 tuổi hay mắc quai bị nhất. Nếu nghi ngờ con bạn có khả năng nhiễm bệnh, hãy theo dõi biểu hiện bệnh quai bị ở trẻ em thật nghiêm ngặt để sớm có cách xử lý phù hợp.


Hãy bảo vệ con bạn luôn khỏe mạnh
Có thể điều trị quai bị cho trẻ ở nhà nhưng phải có sự hướng dẫn thật tỉ mỉ của bác sĩ. Khi trẻ có những biểu hiện lạ cần cho trẻ đi khám tại các trung tâm y tế hay bệnh hiện để sớm phát hiện bệnh. Những biểu hiện bệnh quai bị ở trẻ em thường gặp nhất để xác định trẻ có bị nhiễm quai bị không như sau.
Bệnh quai bị là gì?
Bệnh quai bị thường xuất hiện nhiều vào mùa xuân, hè khi điều kiện thời tiết ẩm, dễ thay đổi hay nóng ẩm thất thường. Tuy là một loại bệnh lành tính nhưng nó có khả năng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tinh hoàn, viêm não- màng não, viêm buồng trứng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Một loại  virus có tên là Paramyxovirus có ái tính với các tổ chức tuyến và thần kinh chính là nguyên nhân gây bệnh. Khả năng lây lan của bệnh khá cao nên khi có dấu hiệu bị nhiễm bệnh, người bệnh nên được cách ly một thời gian ngắn.
Những biểu hiện bệnh quai bị ở trẻ em 1
Quai bị khiến con bạn đau đớn
Biểu hiện bệnh quai bị ở trẻ em
Trước khi phát bệnh, trẻ trải qua thời kỳ ủ bệnh kéo dài khoảng 18-21 ngày một cách hoàn toàn yên lặng, chưa có dấu hiệu nào. Khi trẻ có những triệu chứng sau, bạn cần chú ý theo dõi xem có đúng trẻ đang bị nhiễm bệnh quai bị không:
- Sốt, đau đầu, buồn nôn
Những biểu hiện bệnh quai bị ở trẻ em2
Trẻ bị sốt khi mắc quai bị
- Sưng tuyến nước bọt trong đó tuyến mang tai sẽ bị sưng to và thường chỉ sưng ở một bên. Có trường hợp bị sưng cả hai bên thì gương mặt của trẻ sẽ như hình trái lê, trẻ khó nhai hay nuốt thức ăn.
Những biểu hiện bệnh quai bị ở trẻ em 3
Cách chữa bệnh quai bị ở trẻ em: Khi đã chắn chắn rằng con bạn bị mắc quai bị cần thực hiện các việc sau:
- Cách ly trẻ với những người khác. Không cho trẻ đi học vì có khả năng lây bệnh cho mọi người
- Mua thuốc kháng sinh cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ. Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị bệnh này, vì vậy không thể tùy tiện cho trẻ uống bất cứ loại thuốc nào.
- Cho trẻ ăn thức ăn lỏng như cháo, canh hầm hay các loại thức ăn mềm và đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ
- Nên cho trẻ uống nhiều nước
- Giữ vệ sinh răng miệng thật tốt
- Khi trẻ bị mắc biến chứng viêm tinh hoàn cần cho trẻ mặc quần rộng rãi để tránh sự bó sát gây đau đớn
- Cho trẻ chế độ nghỉ ngơi hợp lý: không vận động, học tập quá nhiều
Những biểu hiện bệnh quai bị ở trẻ em 4
Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ khi bị bệnh
Hãy bảo vệ con bạn khỏi nguy cơ mắc bệnh quai bị và biến chứng của nó. Biểu hiện bệnh quai bị ở trẻ em cần được để ý thật cẩn thận nhằm phát hiện và điều trị sớm, tránh xảy ra những điều đáng tiếc.


Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

Bệnh quai bị thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
1. Đặc điểm của bệnh
1.1. Định nghĩa ca bệnh
- Ca bệnh lâm sàng:  Bệnh nhân có sốt, mệt mỏi, sưng và đau một hoặc nhiều tuyến nước bọt; có thể kèm một hoặc một số triệu chứng: viêm tinh hoàn (ở nam giới, khoảng 20 - 30%) hoặc viêm buồng trứng (nữ giới, khoảng 5%), viêm màng não vô khuẩn, viêm tụy, viêm khớp, viêm thận, viêm tuyến giáp.
- Ca bệnh xác định: ca bệnh lâm sàng quai bị, có kèm kết quả dương tính của một trong những xét nghiệm phân lập vi rút quai bị hoặc xét nghiệm huyết thanh xác định dấu ấn của vi rút.
1.2. Chẩn đoán phân biệt:
- Quai bị thể nhẹ, viêm tuyến nước bọt không rõ ràng: cần được phân biệt với các bệnh sốt nhiễm vi rút đường hô hấp trên.
- Quai bị có viêm tuyến nước bọt điển hình: được phân biệt với: (i) viêm mủ tuyến mang tai do vi khuẩn, có sưng nóng, đỏ, đau, có mủ chảy ra từ đầu ống Stenon; (ii) viêm hạch góc hàm dưới do viêm nhiễm khuẩn khu vực xung quanh như răng, hàm, họng; (iii) viêm phì đại tuyến mang tai hoặc sỏi tuyến nước bọt mang tai.
1.3. Xét nghiệm: Nhìn chung kết quả xét nghiệm ít có vai trò trong chẩn đoán bệnh quai bị vì triệu chứng lâm sàng khá điển hình. Chỉ sử dụng trong những trường hợp thật cần thiết hoặc trong nghiên cứu.
- Loại mẫu bệnh phẩm: (i) máu, nước bọt, dịch não tủy lấy trong giai đoạn cấp tính của bệnh để phân lập vi rút; (ii) máu, dịch não tủy lấy ở giai đoạn sớm (0-7 ngày) hoặc muộn (14 - 21 ngày) để làm xét nghiệm tìm kháng thể IgM hoặc biến động hiệu giá kháng thể IgG.
- Phương pháp xét nghiệm: (i) Các phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu (HI), cố định bổ thể (CI), trung hòa đám hoại tử (NT), miễn dịch gắn men (ELISA) để phát hiện kháng thể quai bị trong máu hoặc dịch não tủy; (ii) Miễn dịch huỳnh quang gián tiếp (IFA) phát hiện kháng nguyên hoặc kháng thể đặc hiệu.
2. Tác nhân gây bệnh
- Bệnh gây bởi vi rút quai bị (Mumps virus), thuộc giống Rubulavirus, họ Paramyxoviridae
- Khả năng tồn tại: vi rút có thể tồn tại khá lâu ở môi trường ngoài cơ thể: từ 30 – 60 ngày ở nhiệt độ 15 - 200C, khoảng 1-2 năm ở nhiệt độ âm sâu (- 25 tới -700C). Bị diệt nhanh chóng ở nhiệt độ trên 560C, hoặc dưới tác động của tia tử ngoại, ánh sáng mặt trời và những hóa chất khử khuẩn chứa clo hoạt và các chất khử khuẩn bệnh viện thường dùng.
3. Đặc điểm dịch tễ học
- Bệnh quai bị phân bố rộng trên toàn cầu. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc cao hơn ở những vùng dân cư đông đúc, đời sống thấp kém, vùng khí hậu thường xuyên mát hoặc lạnh. Tại Việt Nam, bệnh quai bị thường gặp dưới dạng các vụ dịch vừa, nhỏ hoặc ca bệnh tản phát trên cả nước, với tỷ lệ mắc hàng năm dao động từ 10 đến 40 trường hợp trên 100 000 dân, tập trung cao hơn ở các tỉnh miền Bắc và Tây Nguyên. Việc tiêm vắc xin dự phòng chưa phổ cập rộng rãi nên tỷ lệ mắc hàng năm gần như không giảm đi trong vòng 10 năm gần đây.Tỷ lệ chết do quai bị rất thấp, không vượt quá 1/100.000 dân, thường xảy ra ở các trường hợp nặng, có viêm não - màng não hoặc viêm nhiều tuyến.
- Ở nước ta, bệnh có thể tản phát quanh năm, tuy nhiên thường gặp hơn vào các tháng thu - đông. Khí hậu mát, lạnh và khô hanh giúp cho bệnh quai bị có thể lan truyền mạnh hơn. Dịch quai bị thường xảy ra trong nhóm trẻ em đi nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc đến trường phổ thông, cũng có thể gặp trên nhóm trẻ lớn hoặc thanh niên và người lớn tuổi với tỷ lệ thấp hơn và thường là các trường hợp tản phát. Tỷ lệ mắc ở nam giới thường cao hơn nữ.
4. Nguồn truyền nhiễm
- Ổ chứa và nguồn truyền nhiễm của bệnh quai bị là người. Người bệnh điển hình trong giai đoạn khởi phát bệnh là nguồn truyền nhiễm quan trọng nhất, ngoài ra người mang vi rút không triệu chứng (quai bị thể tiểm ẩn) cũng có vai trò nguồn truyền nhiễm. Trong ổ dịch, thường cứ 1 bệnh nhân quai bị lâm sàng có từ 3-10 người mang vi rút lành, chủ yếu là người tiếp xúc gần với bệnh nhân trong thời kỳ ủ bệnh và phát bệnh.
- Thời gian ủ bệnh:  kéo dài, từ 12 - 25 ngày (2-3 tuần), trung bình khoảng 18 ngày.
- Thời kỳ lây truyền: Vi rút có trong nước bọt của bệnh nhân quai bị trước khi khởi phát (có sốt, viêm tuyến nước bọt) khoảng 3 - 5 ngày, và sau khi khởi phát khoảng  7 - 10 ngày, đây chính là giai đoạn lây truyền của bệnh, trong đó mạnh nhất khoảng 1 tuần xung quanh ngày khởi phát. Vi rút cũng có thể thấy ở nước tiểu của bệnh nhân trong vòng 2 tuần.
5. Phương thức lây truyền: Bệnh quai bị lây theo đường hô hấp. Vi rút có trong các hạt nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng bắn ra ngoài không khí khi bệnh nhân ho, hắt hơi, khạc nhổ, nói chuyện..., người lành hít phải trực tiếp hoặc qua các đồ dùng bị nhiễm dịch hô hấp do bệnh nhân thải ra sẽ có nguy cơ mắc bệnh. Những hạt nước bọt chứa vi rút sống gây bệnh kích thước nhỏ (từ 5 - 100 m) có thể phát tán mạnh trong phạm vi 1,5 mét; những hạt cực nhỏ, dạng khí dung (dưới 5 m) có thể bay lơ lửng nhiều giờ trong không khí ở những không gian kín, gặp gió các hạt khí dung chứa vi rút có thể phát tán xa hơn.
6. Tính cảm nhiễm và miễn dịch: Mọi người chưa có miễn dịch đều có thể nhiễm vi rút và mắc bệnh quai bị, tuy khả năng cảm nhiễm có thể không cao bằng một số bệnh khác như sởi, thủy đậu. Nhóm người có tính cảm nhiễm cao nhất là trẻ em (từ 6 tháng tuổi, sau khi hết miễn dịch của người mẹ). Tuổi càng lớn khả năng miễn dịch càng cao. Kết quả điều tra huyết thanh học cho thấy có khoảng 85% số người ở tuổi trưởng thành đã có miễn dịch với quai bị do nhiễm trùng tự nhiên. Ở những khu vực đã tiếp cận với vắc xin phòng quai bị, tỷ lệ miễn dịch còn cao hơn. Sau khi nhiễm vi rút hay mắc bệnh quai bị hoặc sau khi dùng vắc xin quai bị đúng liều lượng, đều có khả năng miễn dịch lâu dài trong nhiều năm, có thể suốt đời.
7. Các biện pháp phòng chống dịch
7.1 Biện pháp dự phòng
- Tuyên truyền giáo dục công đồng về tác hại của bệnh quai bị, nhất là ảnh hưởng tới khả năng sinh sản; về đối tượng và cách thức sử dụng vắc xin phòng bệnh chủ động; về các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường; về phát hiện sớm và khai báo bệnh dịch kịp thời cho y tế.
- Biện pháp dự phòng chủ động có hiệu quả nhất đối với bệnh quai bị là sử dụng vắc xin quai bị sớm cho trẻ từ 12 tháng tuổi. Vắc xin đang sử dụng hiện nay là vắc xin sống, giảm độc lực, sản xuất từ chủng Jeryl Lynn trên phôi gà. Chế phẩm dưới dạng vắc xin quai bị đơn hoặc phối hợp với các vắc xin phòng sởi và rubella (có tên thương phẩm MMR hay Trimovax). Đây là loại chế phẩm an toàn cao, hiệu lực bảo vệ đạt trên 95%, gây được miễn dịch lâu bền, có thể dùng cả cho người đã từng có miễn dịch. Đối tượng dùng là trẻ em từ 1 tuổi trở lên và cả người lớn chưa có miễn dịch, đặc biệt những người làm việc trong các nhà trẻ, mẫu giáo, trường phổ thông cấp 1,2, nhân viên khoa lây của bệnh viện. Liều dùng 0,5 ml/mũi tiêm, dưới da, tiêm 1 liều duy nhất gây miễn dịch cơ bản, sau đó nên tiêm nhắc lại sau 5 năm, khi trẻ vào học lớp 1 hoặc cho người lớn có nguy cơ cao.
- Biện pháp vệ sinh: trước hết thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, thường xuyên súc họng bằng dung dịch khử khuẩn hoặc nước muối loãng, đặc biệt chú ý cho nhóm trẻ em nhỏ tuổi. Thực hiện vệ sinh môi trường sống, làm thông thoáng nhà ở, tận dụng ánh sáng mặt trời. Có thể tiến hành khử khuẩn không khí nhà ở, buồng bệnh bằng đèn cực tím hoặc phun ULV, xông hơi nóng formalin cho những không gian kín.
- 7.2 Biện pháp chống dịch
- Tổ chức: Báo cáo kịp thời ca bệnh quai bị lâm sàng hoặc ca bệnh xác định, theo chế độ báo cáo tuần. Khi dịch bùng phát (xuất hiện chùm ca bệnh trong một tập thể thường xuyên tiếp xúc gần với nhau) cần thực hiện chế độ báo cáo khẩn cấp.
- Chuyên môn: Phát hiện sớm bệnh nhân tại cộng đồng, tổ chức cách ly và điều trị kịp thời. Có thể cách ly điều trị tại nhà, điều trị  theo chỉ dẫn của y tế cơ sở đối với các trường hợp bệnh nhẹ. Không cho bệnh nhân tới trường học, nơi làm việc trong vòng 7 - 9 ngày kể từ khi phát bệnh. Bệnh nhân cần được hạn chế tiếp xúc, thường xuyên đeo khẩu trang. Chất thải mũi họng và đồ dùng cá nhân, dụng cụ y tế có liên quan phải được khử khuẩn bằng dung dịch cloramin 2% hoặc các chất khử khuẩn khác tại bệnh viện. Thời gian cách ly cần thiết ít nhất 7 ngày sau khi  khởi phát, tốt nhất được 14 ngày. Hết thời gian cách ly cần tiến hành khử khuẩn lần cuối đối với không khí và các dụng cụ của bệnh nhân có trong buồng bệnh.
- Quản lý người lành mang mầm bệnh, người tiếp xúc bằng cách lập danh sách, theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện những trường hợp bệnh mới, hạn chế việc tiếp xúc đông người. Thời gian theo dõi và quản lý khoảng 2 tuần, có thể kéo dài 21 ngày.
- Dự phòng cho đối tượng nguy cơ cao: không có chỉ định dùng kháng sinh cho mọi thể bệnh quai bị, trừ trường hợp có dấu hiệu bội nhiễm vi khuẩn. Có thể tiến hành tiêm vắc xin quai bị cho những người sống tại ổ dịch, đặc biệt là trẻ em và người vị thành niên.
- Tuyên truyền giáo dục vệ sinh môi trường sống, vệ sinh nhà ở, nhà trẻ, trường học...theo hướng mở thông thoáng khí, có nhiều ánh sáng, hạn chế bụi bẩn.
7.3 Nguyên tắc điều trị: Bệnh quai bị không có thuốc điều trị đặc hiệu. Điều trị người bệnh theo các nguyên tắc: hạn chế vận động tối đa, an thần và chăm sóc bệnh nhân tốt, nhất là trong thời gian toàn phát; điều trị chống viêm tinh hoàn, buồng trứng, viêm tụy, viêm màng não; chỉ dùng kháng sinh khi có bội nhiễm vi khuẩn theo đúng chỉ định; với các thể nặng có thể dùng globulin miễn dịch kết hợp.
7.4  Kiểm dịch y tế biên giới:  Tự khai báo bệnh khi quá cảnh. Không bắt buộc xuất trình phiếu tiêm chủng. Thực hiện khử khuẩn không khí trên các phương tiện giao thông quốc tế khi có bệnh nhân nghi ngờ.

Bệnh quai bị là một loại bệnh lý của các tuyến nước bọt, gây ra bởi một loại virus có tên là Paramyxovirus có ái tính với các tổ chức tuyến và thần kinh. Là một loại bệnh nhiễm virus thường thấy, tác động chủ yếu đến trẻ em từ 5 đến 15 tuổi. Bệnh quai bị Thường xuất hiện nhiều vào mùa xuân, hè, tuy nhiên bệnh có thể xảy ra quanh năm kể cả vào mùa thu, đông. Bệnh thường phát triển thành dịch ở những tập thể đông đúc như nhà trẻ, trường học.

Dấu hiện bệnh quai bị
Đây là một bệnh nhẹ nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, đặc biệt nguy hiểm nhất là viêm sưng tinh hoàn, thường là một bên, xảy ra từ 20 – 30% ở nam giới trưởng thành.

Nguyên nhân:

Bệnh quai bị do virus gây nên, rất dễ lây qua đường hô hấp và đường ăn uống, qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi. Bệnh thường hay gặp ở trẻ nhỏ, cả trẻ lớn chưa được tiêm phòng quai bị và lứa tuổi vị thành niên chưa có miễn dịch quai bị, người lớn cũng có thể mắc nhưng tỷ lệ là thấp hơn. Thời gian lây là từ 6 ngày trước khi toàn phát và đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh lý.

Triệu chứng bệnh quai bị:

Khi bị nhiễm virus quai bị, phần lớn bệnh nhân thấy khó chịu từ 1 – 2 ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện. Bệnh nhân bị sốt cao (39 – 400C) trong 3 – 4 ngày, chảy nước bọt, sưng vùng mang tai, dấu hiệu dễ nhận biết nhất là má sưng to, có thể sưng một bên mặt rồi lan sang bên kia hoặc sưng hai bên cùng một lúc. Tuy nhiên, có khoảng 25% người bị nhiễm virus quai bị mà không có triệu chứng bệnh lý, đây là những đối tượng có khả năng truyền bệnh mà người xung quanh không biết. Bệnh thường tự khỏi sau 1 tuần đến 10 ngày. Sau đó, bệnh nhân được miễn dịch suốt đời.
Bệnh quai bị ở người lớn thường nặng và có nhiều biến chứng hơn ở trẻ em nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể có các biến chứng như: viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, nhồi máu phổi, viêm buồng trứng, viêm tụy; tổn thương thần kinh; đặc biệt bệnh quai bị ở phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sẩy thai hoặc sinh con dị dạng, trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu.

Phòng và điều trị bệnh quai bị:

Đây là bệnh do virus gây ra nên chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các trường hợp mắc bệnh phải được nghỉ ngơi tại chỗ; ăn thức ăn mềm, dễ nuốt. Khi bị mắc bệnh, người bệnh cần vệ sinh răng miệng thường xuyên; cần được cách ly trong khoảng 2 tuần kể từ khi có triệu chứng sưng ở mang tai. Trẻ em bị bệnh không được đến trường, vì như vậy sẽ là nguồn lây bệnh cho các trẻ khác. Người lớn mắc bệnh cũng cần được cách ly như trẻ nhỏ tại phòng riêng. Các đồ vật có liên quan đến chất tiết mũi, họng cần phải được diệt khuẩn tốt. Có thể giảm đau tại chỗ bằng cách đắp ấm vùng sưng, giảm đau toàn thân và hạ sốt bằng Paracetamol. Trường hợp viêm tinh hoàn, chú ý mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau; nghỉ ngơi là chủ yếu, hạn chế vận động. Trường hợp bệnh nhân đã giảm sốt mà sốt trở lại hoặc đau vùng bụng dưới cần đưa đến cơ sở y tế để khám và điều trị tránh biến chứng nặng hơn.
Để phòng bệnh, ngoài các biện pháp cách ly với người bệnh thì phương pháp tiêm phòng là tốt nhất. Hơn 95% những người được tiêm chủng được miễn dịch rất lâu, có thể suốt đời. Vaccine có thể tiêm bất kỳ lúc nào từ 12 tháng tuổi trở lên. Trẻ vị thành niên và người lớn nếu đã có tiếp xúc với bệnh nhân quai bị nhưng chưa có tiền sử mắc quai bị và chưa được tiêm chủng theo lịch phòng bệnh quai bị thì nên tiêm chủng để có thể phòng bệnh tốt nhất cho bản thân và con mình.

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Bệnh quai bị và biến chứng của nó rất nguy hiểm. Bạn có biết thực phẩm hàng ngày có thể phòng tránh và chữa bệnh quai bị?

Khi mắc phải bệnh quai bị, người bệnh rất đau đớn. Có rất nhiều cách để chữa trị bệnh quai bị bằng cả  Đông và Tây y.  Sau đây là một vài loại thực phẩm có thể dùng để chữa trị bệnh quai bị.
Design by Hao Tran -