Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệnh quai bị. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệnh quai bị. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

Biểu hiện nào nhận biết bệnh quai bị ở trẻ em?Trẻ em dưới 15 tuổi hay mắc quai bị nhất. Nếu nghi ngờ con bạn có khả năng nhiễm bệnh, hãy theo dõi biểu hiện bệnh quai bị ở trẻ em thật nghiêm ngặt để sớm có cách xử lý phù hợp.

Bật mí cách phòng bệnh quai bị cực kỳ hiệu quả - Bệnh quai bị và biến chứng mà nó để lại vô cùng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu cách phòng bệnh quai bị hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình tốt nhất.

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

Hoảng loạn với những di chứng do bệnh quai bị gây ra - Chưa có thuốc đặc trị bệnh quai bị. Bệnh quai bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Cùng chúng tôi tìm hiểu các di chứng bệnh quai bị thường gặp để có biện pháp phòng và điều trị căn bệnh này.


Bệnh quai bị khiến trẻ đau đớn
Theo nghiên cứu, tỉ lệ tử vong do bệnh quai bị mang lại không cao nhưng các biến chứng mà nó để lại thì không thể coi thường. Sau đây là những di chứng bệnh quai bị thường gặp nhất:
Viêm tinh hoàn ở nam giới
Độ tuổi của người bệnh mắc phải biến chứng này thường là <15 tuổi hoặc >50 tuổi, có khoảng tử 20-30% bệnh nhân là các bé trai đang dậy thì. Sau khi người bệnh bị sưng tuyến mang tai từ 7-10 ngày thì có dấu hiệu của loại biến chứng này. Biểu hiện đầu tiên khi bị viêm tinh hoàn là sốt nhẹ, run, nôn ói, đau đầu, dịch hoàn sưng to và đau nhức. Bệnh nhân bị đau tinh hoàn từ khi sắp sưng, sau đó tinh hoàn sưng to hơn bình thường 3-4 lần, tình trạng này kéo dài khoảng 2 tuần mới hết. Có thể bị sưng 1 bên hoặc cả 2 bên. Tình trạng đau nhức sẽ giảm dần kể từ ngày thứ 7 trở ra.Loại biến chứng này nguy hiểm ở chỗ gây khả năng teo tinh hoàn dẫn đến vô sinh của bệnh nhân mắc bệnh quai bị. Tuy nhiên, khả năng này không quá cao. Sau 2 tháng mới có thể xác định được có bị teo tinh hoàn hay bị teo ở mức độ nào.
Các di chứng thường gặp của bệnh quai bị 2
Viêm buồng trứng
Dấu hiệu của viêm buồng chứng khi mắc bệnh quai bị ở nữ giới thường khó xác định hơn viêm tinh hoàn ở nam. Biểu hiện của loại di chứng bệnh quai bị này là việc bị đau bụng hay rong kinh. Thông thường, bệnh nhân mắc phải biến chứng này thường có độ tuổi dậy thì hoặc sau dậy thì.
Loại biến chứng này để lại những hậu quả sau:
- Tăng khả năng vô sinh, hiếm muộn
- Nếu nhiễm ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có khả năng thai nhi bị dị dạng, thậm chí là sảy thai.
- Có thể gây đẻ non hay tăng nguy cơ thai bị chết lưu với những thai phụ 3 tháng cuối.
Các di chứng thường gặp của bệnh quai bị 3
Viêm não- viêm màng não
Đây là loại biến chứng thường gặp ở trẻ em với tỉ lệ khoảng 25% với các biểu hiện, triệu chứng như:
- Xảy ra trong vồng ngày thú 3-10 trong quá trình bị bệnh.
- Sợ ánh sáng, hôn mê, cứng cổ.
- Sốt cao, ói mửa, đôi khi bị co giật.
- Hết sau khi điều trị bệnh, thường làng tính nên không để lại hậu quả quá nghiêm trọng.
Tuy không gây tử vong nhưng người nhiễm phải cũng không nên coi thường. Cần có biện pháp điều trị hợp lý.
Các biến chứng thường gặp của bệnh quai bị
Viêm não- màng não cũng rất nguy hiểm
Ngoài ra còn một số di chứng bệnh quai bị khác, tuy nhiên không thường gặp như viêm thận, giảm tiểu cầu hay viêm dây thần kinh.
Để đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh quai bị và nhiễm các biến chứng của bệnh này người bệnh cần có cách phòng tránh, chữa trị hiệu quả, khoa học.


Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Bệnh quai bị và viêm tuyến nước bọt khác nhau thê nào?Cùng với sự gia tăng các bệnh đường hô hấp, tiêu chảy ở trẻ em trong mùa nắng nóng, bệnh quai bị cũng đã bắt đầu xuất hiện. Mặc dù là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng dễ để lại di chứng nặng nề như vô sinh. Ngoài ra, bệnh cũng dễ nhầm với một số bệnh lý khác tại tuyến nước bọt. Bạn đọc cần có kiến thức về hai loại bệnh này.

Quai bị và viêm tuyến nước bọt là 2 bệnh có triệu chứng biểu hiện ở tuyến nước bọt, hay gặp nhất là ở tuyến nước bọt mang tai. Do 2 bệnh có triệu chứng ở tuyến nước bọt mang tai gần giống nhau, nhưng hậu quả của 2 bệnh gây ra rất khác nhau: bệnh quai bị có thể gây vô sinh, viêm tuyến nước bọt đơn thuần có thể gây biến dạng khuôn mặt. Vì vậy cần phân biệt rõ bệnh quai bị và viêm tuyến nước bọt đơn thuần để có hướng xử trí đúng.

Tuyến nước bọt.
Bệnh quai bị
Bệnh quai bị do virut quai bị thuộc nhóm Paramyxo virut gây nên. Bệnh lây truyền theo đường hô hấp, qua các bụi nước của hơi thở, truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành. Bệnh phổ biến ở nhiều nơi, có khi bùng lên thành dịch ở những nơi tập trung đông người (nhà trẻ, trường học).
Biểu hiện khi bị quai bị: Bệnh nhân sốt 38 -39oC, đau đầu, chán ăn, khó nuốt, khó nói, đau nhức các khớp xương, thăm khám thấy miệng ống Stenon phù nề, tấy đỏ nhưng không bao giờ có mủ chảy ra. Vùng tuyến nước bọt mang tai sưng to, lan ra vùng trước tai, mỏm chũm, lan xuống dưới hàm. Da vùng sưng có màu sắc bình thường, không nóng đỏ và có tính đàn hồi. Thường sưng cả 2 bên tuyến nước bọt mang tai, có khi chỉ sưng 1 bên, sưng 2 bên so với sưng 1 bên là tỷ lệ 6/1. Song song với các tổn thương ở tuyến nước bọt, virut quai bị còn làm tổn thương ở ngoài tuyến nước bọt gây viêm tinh hoàn, viêm màng não, viêm não, viêm tụy cấp, viêm thanh khí phế quản, viêm phổi kẽ, viêm đa khớp hoặc biểu hiện ở các cơ quan khác như tuyến lệ, tuyến ức, tuyến giáp, tuyến vú, buồng trứng. Các tổn thương này thường có các triệu chứng không điển hình, diễn biến lành tính.
Bệnh quai bị có thể để lại biến chứng gì?
- Viêm tinh hoàn: Thường gặp ở tuổi dậy thì, hiếm gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi và người lớn trên 40 tuổi, xuất hiện sau khi sưng tuyến mang tai 1 - 2 tuần. Bệnh nhân đau tinh hoàn sắp sưng, sau đó tinh hoàn sưng to gấp 3 - 4 lần bình thường. Thường thì sưng 1 bên, cũng có thể sưng 2 bên, sau 2 tuần mới hết sưng. Sau 2 tháng mới đánh giá được tinh hoàn có teo hay không. Tỷ lệ teo tinh hoàn do quai bị là 30 - 40%. Nếu bị teo tinh hoàn 2 bên thì khả năng vô sinh rất cao.
- Viêm buồng trứng: Chiếm 7% các trường hợp mắc bệnh ở tuổi sau dậy thì (hiếm khi vô sinh). Nếu nhiễm bệnh ở phụ nữ có thai 3 tháng đầu có khả năng gây dị dạng thai, sảy thai. Nhiễm bệnh vào 3 tháng cuối có thể tăng nguy cơ thai chết lưu hoặc đẻ non.
Điều trị quai bị như thế nào?
- Điều trị: Bệnh quai bị đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dùng kháng sinh không có tác dụng mà chỉ điều trị theo triệu chứng. Chườm nóng, dùng thuốc an thần, giảm đau, vitamin, có thể dùng chống viêm corticoid, súc miệng nước muối thường xuyên sau khi ăn. Những ngày đầu nên ăn nhẹ, ăn lỏng.
Có thể kết hợp dùng các bài thuốc Đông y: Dùng hạt gấc mài ngâm rượu rồi xoa vào chỗ sưng, hay dùng hạt đậu xanh tán nhỏ trộn với dấm rồi đắp lên chỗ sưng.
Cách ly bệnh  nhân tối thiểu 2 tuần. Bệnh nhân nên nghỉ ngơi, nằm yên, hạn chế đi lại, nhất là đối với thanh niên hay đang trong thời gian sốt và sưng tuyến nước bọt (4 - 6 ngày đầu).
- Phòng bệnh tốt nhất là tiêm vaccin: Tạo miễn dịch chủ động: tiêm vaccin virut sống giảm độc lực an toàn, tạo kháng thể, cho miễn dịch ít nhất 17 năm. Đối tượng tiêm là trẻ em trên 1 tuổi, đặc biệt ở tuổi dậy thì, trưởng thành, thanh thiếu niên sống trong tập thể. Tái tiêm chủng ở người đã tiêm vaccin quai bị dùng virut chết.
Tạo miễn dịch thụ động: Dự phòng đặc hiệu bằng gamaglobulin miễn dịch chống quai bị, dùng sớm cho phụ nữ có thai và cho người cần phải tiếp xúc với bệnh nhân quai bị.
Viêm tuyến nước bọt đơn thuần
Bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai đơn thuần do các loại vi khuẩn Staphylococcus aureus, do virus Iryfluenza, Parainfluenza, coxsackie... gây nên hoặc do sỏi làm tắc ống dẫn tuyến nước bọt cũng gây viêm. Bệnh thường chỉ tổn thương tại tuyến nước bọt, diễn biến lành tính, tự khỏi hoặc cũng có trường hợp  chuyển sang viêm mạn tính phì đại tuyến.
Biểu hiện: Bệnh nhân thấy vùng tuyến nước bọt mang tai sưng to, sưng lan rộng ra xung quanh tuyến, da vùng tuyến sưng tấy đỏ đau, nói và nuốt đau, có hạch viêm phản ứng ở góc hàm hoặc sau tai cùng bên. Sốt 38 - 39oC, ấn  vùng tuyến mang tai thấy có mủ chảy ra ở miệng ống Stenon.
Đối với bệnh nhân bị bệnh viêm tuyến nước bọt đơn thuần thường không thấy có tổn thương ngoài tuyến nước bọt. Bệnh có tính chất đơn lẻ, cơ hội, thường xuất hiện khi có viêm nhiễm khác ở vùng miệng và mũi họng, không lây thành dịch.
- Điều trị viêm tuyến nước bọt: Dùng kháng sinh, chống viêm, giảm phù nề, giảm đau. Khi tiêm trực tiếp kháng sinh và corticoid vào tuyến nước bọt, qua đường ống Stenon thấy kết quả tốt, vùng tuyến giảm sưng nhanh, ít tái phát, nếu viêm tuyến lần đầu theo dõi thấy không tái phát. Nếu để muộn, điều trị không kịp thời sau 7 - 10 ngày, bệnh giảm các triệu chứng và chuyển sang viêm mạn tính tái phát sau 1 vài tháng 1 lần viêm lại. Ở những bệnh nhân viêm tuyến tái phát nhiều lần làm vùng tuyến mang tai 2 bên phì đại (to hơn bình thường) không nhỏ lại được, vì thế  làm biến dạng khuôn mặt bệnh nhân.
BSCKI. Hồ Thị Thương Hương (Khoa RHM - Bệnh viện Hòe Nhai)
(suckhoe&doisong)

Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013

 Biến chứng khó lường bệnh quai bị ở nam giới - Bệnh quai bị là một bệnh nhiễm trùng do virus. Bệnh phổ biến vào mùa đông và mùa xuân. Bệnh quai bị có thể nguy hiểm gây ra các biến chứng lâu dài đối với nam giới.

Bệnh quai bị lây lan do tiếp xúc với nước bọt và dịch đờm của người bệnh do hắt hơi hoặc ho. Thời gian ủ bệnh thông thường là từ 16 đến 18 ngày. Người bị mắc bệnh quai bị có thể lây bệnh cho người khỏe mạnh trong 3 ngày trước khi có triệu chứng bệnh và 4 ngày sau khi phát bệnh. Bệnh quai bị ít lây nhiễm hơn so với bệnh sởi và thủy đậu nhưng tốc độ lây nhiễm tương đương với cúm và rubella.

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

Tiêm phòng vắc xin MMR để ngăn ngừa bệnh quai bị - Phòng bệnh quai bị bằng vắc xin là cách hiệu quả nhất. Chỉ cần 2 liều vắc xin phòng quai bị có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh lên tới 80%.

Vắc xin phòng quai bị hiện có 2 chủng phổ biến là vắc xin tổng hợp MMR (phòng sởi, quai bị, rubella) và MMRV (phòng sởi, quai bị, rubella, thuỷ đậu).
Tiêm phòng quai bị
MMR và MMRV là vắc xin tổng hợp
Vắc xin phòng bệnh quai bị đầu tiên có tên là "Jeryl Lynn"  được phát triển bởi tiến sĩ Maurice Hillman sau khi thử nghiệm trên cô con gái 5 tuổi của mình (tên là Jeryl Lynn). Vắc xin này đã được sử dụng trên toàn thế giới  sau khi được sự chấp thuận của FDA trong năm 1967.
Hiện nay, vắc xin phòng bệnh quai bị được kết hợp với vắc xin phòng sởi và rubella (MMR) hoặc sởi, rubella và thuỷ đậu (MMRV). Ban đầu, vắc xin phòng bệnh quai bị chỉ được khuyến khích dùng 1 liều duy nhất. Sau năm 1989, các chuyên gia y tế đã khuyến nghị dùng 2 liều để ngăn ngừa hoàn toàn 3 loại bệnh trên.
Hiện vắc xin đơn quai bị hoặc rubella đã không còn được sản xuất.
Những ai nên chủng ngừa vắc xin MMR
- Tất cả trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên
- Người lớn chưa được tiêm đủ 2 liều vắc xin phòng bệnh sởi, quai bị và rubella, những người được xét nghiệm cho thấy sự hiện diện của kháng thể bệnh sởi.
Những người có nguy cơ cao mắc bệnh sởi, như nhân viên y tế, sinh viên đại học. Những người sinh trước năm 1957 thường miễn dịch đối với bệnh sởi.
Thông thường những nhóm sau đây không nên chủng ngừa vắc xin phòng bệnh nhưng vẫn có thể tiêm vắc xin nếu muốn:
- Phụ nữ đang cho con bú
- Những người nhiễm HIV nhưng không có triệu chứng AIDS
Tiêm phòng quai bị cho trẻ
Trẻ trên 12 tháng tuổi cần được tiêm phòng MMR
Những ai hoàn toàn không nên tiêm vắc xin MMR
- Những người bị dị ứng nghiêm trọng với gelatin hoặc bất kỳ thành phần nào của vắc xin
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cố gắng mang thai. Bên cạnh đó, phụ nữ  không nên có thai sau 28 ngày chủng ngừa MMR.
- Những người suy giảm miễn dịch (ngoại trừ trường hợp nhiễm HIV không có triệu chứng của AIDS), những người mắc bệnh ung thư
- Những người được truyền máu như globulin miễn dịch không được chủng ngừa từ 3 đến 11 tháng sau đó tuỳ vào sản phẩm máu và liều dùng.
- Những người có bệnh nặng mãn tính cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm vắc xin.
Trẻ em cần được tiêm 2 liều vắc xin cách nhau tối thiểu 28 ngày. Liều thứ nhất từ 12 - 15 tháng và liều thứ 2 từ 4 đến 6 tuổi.
Hầu hết trẻ em được tiêm vắc xin MMR phòng bệnh quai bị, rubella và sởi không có tác dụng phụ nghiêm trọng. Các phản ứng phụ bình thường như đau nhức, đỏ hoặc sưng tại chỗ tiêm, sốt nhẹ, sưng hạch bạch huyết, cứng khớp,...
Trong một số trường hợp hiếm gặp ít hơn 1/10.000 trẻ được chủng ngừa MMR có phản ứng nghiêm trọng như hôn mê, sốc phản vệ, khó thở, huyết áp thấp.
Trong trường hợp cực kỳ hiếm (ít hơn 1 đứa trẻ trên 1.000.000) đã phát triển viêm não 6-15 ngày sau khi tiêm phòng
Vắc xin MMR
Phản ứng phụ của vắc xin MMR là rất hiếm
Tuy nhiên, phòng bệnh quai bị, sởi, rubella bằng cách chủng ngừa vẫn là cách tốt nhất bảo vệ trẻ khỏi virus gây bệnh.
D.P

Bệnh quai bị: Triệu chứng bệnh quai bị - Các triệu chứng ban đầu của bệnh bao gồm sốt nhẹ, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, mất cảm giác ngon miệng trong đó sưng tuyến mang tai là triệu chứng rõ rệt nhất.

Quai bị là bệnh truyền nhiễm do virus nên có khả năng lây lan nhanh. Do đó, khi có triệu chứng của bệnh, người bệnh cần được cách ly chăm sóc, tránh lây lan ra cộng đồng.
tuyen mang tai
Sưng tuyến mang tai do quai bị
Bệnh quai bị có thời gian ủ bệnh là 14 đến 18 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên. Biến chứng nguy hiểm của bệnh quai bị bao gồm: viêm màng não, điếc và viêm tinh hoàn.
Các triệu chứng của bệnh quai bị bao gồm:
Các triệu chứng không rõ ràng của bệnh quai bị bao gồm: sốt nhẹ, đau cơ, đau đầu, mất cảm giác ngọn miệng. Tuyến mang tai sưng lên vào ngày thứ 3 sau khi phát bệnh (Tuyến mang tai là một tuyến nước bọt nằm phía trước tai và góc hàm trên). Tuyến mang tai sưng lên có thể làm đau tai và kéo dài khoảng 10 ngày. 95% người mắc bệnh quai bị có dấu hiệu sưng tuyến mang tai.
Điều bất ngờ là 15% - 20% các trường hợp mắc bệnh quai bị không có dấu hiệu lâm sàng nhiễm trùng và chỉ 50% người bệnh có dấu hiệu liên quan tới hô hấp mà không có triệu chứng như trên.  Trẻ em xuất hiện đầy đủ các triệu chứng của bệnh quai bị hơn người lớn.
viem tinh hoan do quai bi
Quai bị dễ dẫn tới viêm tinh hoàn ở nam giới
Nguy cơ mắc bệnh quai bị
Những yếu tố sau làm tăng nguy cơ mắc bệnh quai bị:
- Những người không được chủng ngừa đầy đủ 2 liều vắc xin theo khuyến cáo
- Tuổi tác: Trẻ từ 2 đến 12 tuổi có nguy cơ mắc bệnh quai bị cao nhất.
- Mùa dịch: Dịch quai bị xảy ra phổ biến vào màu đông và mùa xuân
- Hệ miễn dịch suy yếu: Do virus như HIV/AIDS hoặc sử dụng thuốc điều trị bệnh khác.
- Những người sinh trước năm 1956
Tiêm vắc xin quai bị
Tiêm vắc xin là cách tốt nhất phòng bệnh quai bị
Các triệu chứng của bệnh quai bị trong thời kỳ ủ bệnh là không rõ ràng, do đó, để chuẩn đoán chính xác bệnh cần dựa trên kinh nghiệm và ý kiến của bác sĩ. Bệnh quai bị cần được chăm sóc cách ly, tăng cường sức đề kháng để tránh những biến chứng nguy hiểm.
D.P

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

Bệnh quai bị: Triệu chứng và cách điều trị quai bị hiệu quả - Quai bị là một bệnh nhiễm trùng do virus gây đau và sưng tuyến nước bọt, đặc biệt là tuyến mang tai (giữa tai và hàm). Một số trường hợp không có triệu chứng sưng mà cúm hoặc cảm giác nặng ở mang tai.

Quai bị thường tự khỏi trong vòng 10 ngày mà không cần điều trị đặc biệt. Bệnh có thể gây biến chứng ảnh hưởng tới não (viêm màng não), tinh hoàn (viêm tinh hoàn), buồng trứng, hoặc tuyến tuỵ (viêm tuỵ).

Bệnh quai bị có thể gây vô sinh
Vắc xin phòng quai bị có thể chống lại bệnh. Trẻ có thể tiêm một liều vắc xin tổng hợp bao gồm sởi, quai bị và rubella (MRR) và MRRV (sởi, quai bị, rubella và thuỷ đậu).
Nguyên nhân của bệnh quai bị
Bệnh quai bị do virus gây nên. Bệnh lây truyền do tiếp xúc với chất dịch do người bệnh hắt hơi khi ho. Thời gian ủ bệnh là từ 5 -9 ngày sẽ xuất hiện các triệu chứng.
Triệu chứng của bệnh quai bị
- Sưng và đau ở xương hàm. Một hoặc cả hai má sưng to.
- Sốt
- Nhức đầu, đau tai, đau họng và đau khi nuốt hoặc mở miệng,
- Đau khi ăn thức ăn hoặc đồ uống có vị chua như cam quýt,..
- Mệt mỏi, đau cơ và khớp
- Chán ăn, nôn mửa.
Người bệnh thường mất khoảng 2 - 3 tuần mới xuất hiện các triệu chứng đầu tiên gọi là thời kỳ ủ bệnh. Một số trường hợp không có bất kỳ triệu chứng gì.
Nếu các triệu chứng tiến triển nguy hiểm hơn như cứng cổ, đau đầu dữ dội, đau tinh hoàn hoặc đau bụng, hãy đi khám ngay lập tức.
benh quai bi
Bệnh quai bị có thể gây sốt
Chuẩn đoán bệnh quai bị
Quai bị thường được chuẩn đoán thống qua triệu chứng và tiền sử phơi nhiễm với virus. Trong trường hợp cần thiết có thể xét nghiệm máu, nước tiểu, nước bọt hay dịch tuỷ não. Những xét nghiệm này hiếm khi được thực hiện.
Nếu nghi ngờ  trẻ bị mắc quai bị, hãy cho trẻ đi khám để được theo dõi các biến chứng.
Điều trị bệnh quai bị.
Đa số các trường hợp mắc quai bị, người bệnh tự phục hồi sau khi được nghỉ ngơi và chăm sóc tại nhà. Trừ những trường hợp nghiêm trọng cần được theo dõi tại cơ sở y tế.
benh quai bi
Trẻ cần được tiêm phòng quai bị
Chăm sóc trẻ bị bệnh quai bị:
- Cho trẻ uống aceminophen để giảm sốt và đau đầu. Cho trẻ uống đúng liều lượng theo chỉ định. Không cho trẻ uống aspirin nếu nhỏ hơn 20 tuổi vì nguy cơ mắc hội chứng Reye.
- Chườm đá, khăn ẩm ở khu vực bị sưng hoặc đau. Đặt miếng vải nhỏ bên dưới để bảo vệ da.
- Cho trẻ uống nhiều nước để giảm sốt và tránh mất nước
- Cho trẻ ăn thức ăn mềm, không cần nhai.
- Tránh thức ăn hoặc đồ uống có vị chua.
Nếu bị mắc bệnh quai bị, trẻ cần được cách ly khỏi nhà trẻ, trường học ít nhất 5 ngày sau khi tuyến nước bọt trở lại bình thường.
D.P

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Bệnh quai bị là một loại bệnh dễ mắc, dễ lây lan, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên.

Bên cạnh triệu chứng điển hình là viêm tuyến mang tai thì bệnh có thể còn gây ra các biến chứng như tổn thương thần kinh, nhồi máu phổi, viêm buồng trứng, viêm tụy và đặc biệt là ở nam giới bệnh quai bị dễ gây ra viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn – đây là nguyên nhân phổ biến gây vô sinh hiếm muộn ở nam giới.
Cơ chế gây bệnh
Bệnh có trên toàn thế giới và chỉ xuất hiện ở người. Bệnh thường hay gặp ở trẻ nhỏ và lứa tuổi vị thành niên, người lớn cũng có thể mắc nhưng tỷ lệ là thấp hơn. Bệnh do virus lây truyền qua đường hô hấp và đường ăn uống, qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi. Vấn đề lây qua đường phân và nước tiểu hiện vẫn chưa được xác nhận dù virus quai bị có khả năng tồn tại trong nước tiểu khoảng 2-3 tuần. Khi bị nhiễm bệnh, virus nhân lên trong khoang tỵ hầu và hạch bạch huyết. Virus tăng cao trong huyết thanh khoảng 12-15 ngày sau nhiễm và lan ra các cơ quan khác. Thời gian lây là từ 6 ngày trước cơn toàn phát sưng tuyến mang tai cho đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh lý.
Khi đã mắc bệnh hoặc đã được chủng ngừa, hầu hết sẽ miễn dịch đối với bệnh quai bị.
Biểu hiện của bệnh
Biểu hiện rõ nhất của bệnh là sốt và sưng một hoặc cả hai bên tuyến mang tai. Ngoài tuyến mang tai, một số cơ quan khác cũng có thể bị viêm đồng thời như tuyến nước bọt, màng não, tuyến sinh dục (tinh hoàn hoặc buồng trứng).
Quai bị và vô sinh nam - 1
Ảnh hưởng của quai bị đến khả năng sinh sản của nam giới
Viêm tinh hoàn là biến chứng thường gặp của bệnh quai bị ở nam giới sau tuổi dậy thì. Tỉ lệ có biến chứng viêm tinh hoàn có thể từ 20-35%. Khi bị viêm, tinh hoàn đau và sưng to, thường kèm với sốt. Sau đó, quá trình teo tinh hoàn sẽ diễn tiến từ khoảng 50% những bệnh nhân này. Trong những trường hợp còn lại, quá trình sinh tinh có thể trở về bình thường. Viêm buồng trứng ở phụ nữ bị quai bị rất hiếm gặp và ít ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Quá trình teo tinh hoàn sẽ diễn tiến trong vòng 1-6 tháng sau đợt viêm cấp tính. Quá trình sinh tinh sẽ giảm dần và có thể mất hẳn. Teo mô tinh hoàn có thể do tác động trực tiếp của virus hoặc thứ phát do thiếu máu cục bộ trong quá trình mô bị viêm, phù. Nếu bị viêm cả hai bên tinh hoàn (khoảng 15%), sẽ dẫn đến vô sinh hoàn toàn.
Tóm lại, nam giới sau tuổi dậy thì khi bị quai bị cần chú ý đến biến chứng viêm tinh hoàn. Quai bị có kèm viêm tinh hoàn có nhiều khả năng sẽ dẫn đến vô sinh, đặc biệt nếu viêm cả 2 tinh hoàn. Vì quá trình teo tinh hoàn sẽ diễn tiến từ từ sau đợt viêm cấp tính, để duy trì khả năng sinh sản, có thể đến các trung tâm điều trị vô sinh để xin trữ lạnh tinh trùng khi chất lượng tinh trùng chưa giảm nhiều. Lưu trữ tinh trùng dự phòng trong những trường hợp quai bị nên được thực hiện ở thanh niên chưa lập gia đình hoặc chưa có con.
Phòng chống biến chứng khi mắc quai bị
Trẻ nhỏ khi được 1 tuổi nên được tiêm vacxin phòng quai bị. Người bị bệnh quai bị tốt nhất nên vào viện khám và điều trị, nên cách ly với mọi người xung quanh, nhất là những bé trai chưa bị quai bị lần nào thì không nên tiếp xúc với người bị quai bị.
Khi bị mắc bệnh quai bị nên cách ly bệnh nhân 2 tuần kể từ lúc phát hiện bệnh, vệ sinh răng miệng, ăn những thực phẩm dễ tiêu hoá, giảm đau tại chỗ bằng cách đắp ấm vùng sưng, giảm đau toàn thân và hạ sốt bằng paracetamol. Trường hợp viêm tinh hoàn: Mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau, nghỉ ngơi là chủ yếu, hạn chế vận động.
Bác sỹ có thể chỉ định cho bạn dùng corticoid đúng liều, quan trọng nhất là dùng liều lớn khi khởi đầu (60mg Prednisolon), sau đó giảm dần trong 7-10 ngày. Phẫu thuật giải áp khi tinh hoàn bị chèn ép nhiều.

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiếm muộn của các chàng, trong đó những biến chứng của bệnh quai bị cũng được coi là một thủ phạm của sự hiếm muộn.

Quai bị là bệnh nhiễm khuẩn do Myxo virus gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân – hè và hiện chưa có thuốc đặc trị.

Bệnh lây truyền qua nước bọt và nước tiểu của người bệnh và phổ biến ở quãng độ tuổi từ 3 – 14 tuổi, 5 – 9 tuổi và thanh niên 18 – 20 tuổi. 

Miễn dịch sau khi bị bệnh quai bị khá bền vững, khi đã mắc bệnh một lần hoặc được tiêm phòng vaccine hầu hết bệnh nhân đều không mắc lại.

Biến chứng do bệnh quai bị ít, tuy nhiên rất nặng nề. Nếu coi thường không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não đặc biệt có thể gây vô sinh đối với bé trai sau này do viêm tinh hoàn, đái tháo đường do viêm tụy kéo dài.

Viêm tinh hoàn là biến chứng thường gặp nhất của bệnh quai bị ở nam giới sau tuổi dậy thì. Khi bị viêm, tinh hoàn đau và sưng to, thường kèm với sốt. Khi quai bị biến chứng, quá trình teo tinh hoàn sẽ liên tục tiếp diễn trong vòng 1-6 tháng sau.

Điều này sẽ khiến quá trình sản sinh tinh trùng của các chàng sẽ giảm dần và có thể bị mất hẳn. Nếu không may bị viêm cả hai bên tinh hoàn thì sẽ dẫn đến vô sinh hoàn toàn.

Đề phòng biến chứng vô sinh của quai bị

Bài toán của giảm thiểu tác hại của di chứng trên tinh hoàn kịp thời và đúng cách để bệnh không gây di chứng vô sinh:

Trước hết các chàng phải được áp dụng các biện pháp điều trị như nghỉ ngơi tại chỗ, khi tinh hoàn sưng thì phải nghỉ tuyệt đối.

Bên cạnh đó việc chườm mát tinh hoàn, dùng thuốc hạ sốt, giảm đau, sử dụng thuốc kháng viêm. Nếu có thể, hãy đưa bệnh nhân đến các trung tâm điều trị vô sinh để xin trữ lạnh tinh trùng khi chất lượng tinh trùng chưa giảm nhiều.

Lưu ý:
Bệnh quai bị chỉ gây biến chứng với nam giới còn đối với phụ nữ bị quai bị, viêm buồng trứng rất hiếm gặp và ít ảnh hưởng đến khả năng sinh đẻ. Thậm chí, quai bị có thể xảy ra ở thai phụ trong thời kỳ 3 tháng đầu nhưng trẻ sinh ra không bị dị tật bẩm sinh.

Quai bị là bệnh thường gặp nhưng không phải ai cũng có đầy đủ kiến thức về bệnh. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não và đặc biệt, nguy hiểm hơn cả là gây vô sinh ở nam giới do viêm tinh hoàn, đái tháo đường do viêm tụy kéo dài.


 
 
Theo các bác sĩ tại trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội, quai bị là bệnh nhiễm khuẩn do Myxo virus gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân , hè và hiện chưa có thuốc đặc trị. Bệnh lây truyền qua nước bọt và nước tiểu của người bệnh và phổ biến ở độ tuổi từ 3 – 14 tuổi, 5 – 9 tuổi và thanh niên 18 – 20 tuổi.
 
Viêm tinh hoàn là biến chứng thường gặp nhất của bệnh quai bị ở nam giới sau tuổi dậy thì. Khi bị viêm, tinh hoàn đau và sưng to, thường kèm với sốt. Khi quai bị biến chứng, quá trình teo tinh hoàn sẽ liên tục tiếp diễn trong vòng 1-6 tháng sau khiến quá trình sản sinh tinh trùng giảm dần và có thể mất hẳn. 
 
Viêm tinh hoàn xảy ra cũng tùy vào sức khỏe, khả năng miễn dịch của mỗi người, thường xảy ra 1 bên. Tỷ lệ viêm tinh hoàn 2 bên ít hơn. Sau khi viêm tuyến nước bọt từ 5 - 7 ngày thì xuất hiện viêm tinh hoàn. Bệnh nhân thấy xuất hiện sốt trở lại, đôi khi nhiệt độ còn tăng hơn lúc ban đầu của viêm tuyến nước bọt. Tinh hoàn sưng to, đau. Sờ vào tinh hoàn thấy chắc. Da bìu bị phù nề rõ rệt, căng, bóng, đỏ.
 
Hiện nay, tất cả các cơ sở y tế đều có tiêm phòng vắc xin cho loại bệnh này, thường kết hợp với phòng sởi và rubella (Trimovax, MMR). Các bác sĩ cảnh báo không nên tiêm vắc xin cho trẻ dưới 1 tuổi (tuy nhiên nếu trẻ sống trong môi trường tập thể, có thể tiêm ngừa từ 9 tháng tuổi), phụ nữ có thai, người bị dị ứng với thuốc chủng, người đang dùng thuốc gây giảm miễn dịch (corticoid, thuốc điều trị ung thư), người đang điều trị với tia phóng xạ. Phòng bệnh quai bị thụ động với globulin miễn dịch, dùng cho người tiếp xúc với virus quai bị mà chưa được tiêm vắc xin trước đó.
 
Các bác sĩ tại trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội cũng cho biết thêm, nếu trường hợp nam giới đã từng mắc bệnh quai bị thì tốt nhất nên đếnTrung tâm y tế để kiểm tra xem có biến chứng gì không. Trong trường hợp bệnh nhân có những biểu hiện lạ như tinh hoàn sưng tấy, đau, phù nề thì việc kiểm tra càng cần thiết.
 
Trên đây là những chia sẻ : “Bệnh quai bị có thể gây viem tinh hoan ở nam giới của bác sĩ thuộc trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội” . Nếu bạn còn muốn tìm hiểu thêm về vấn đề nêu trên hãy nhấp chọn [tư vấn trực tuyến] hoặc gọi theo đường dây nóng 04 20202020 để được các chuyên gia chuyên khoa tư vấn cụ thể . Sau khi tư vấn trên hệ thống bạn có thể đặt hẹn trực tuyến với các chuyên gia chuyên khoa để được: miễn phí đăng kí khám, ưu tiên khám trước, hưởng ưu đãi mọi mặt.

Quai bị là bệnh nhiễm khuẩn do Myxo virus gây ra. Lây truyền qua nước bọt và nước tiểu của người bệnh. Bệnh phổ biến ở trẻ 3 – 14 tuổi, thường 5 – 9 tuổi và thanh niên 18 – 20 tuổi. Miễn dịch sau khi bị bệnh quai bị khá bền vững. Biến chứng do bệnh quai bị ít, tuy nhiên rất nặng nề. Có thể gây vô sinh đối với bé trai sau này vo viêm tinh hoàn, gây đái tháo đường do vi6em tụy kéo dài.

Triệu chứng lâm sàng: thời gian ủ bệnh từ 15 – 21 ngày, virút phát triển ở niêm mạc miệng sau đó xâm nhập vào máu gây viêm các cơ quan.
Viêm tuyến mang tai: là có thể thường nhất và điển hình nhất, trẻ sốt 380C – 390C, nhức đầu, mệt mỏi, ăn ngủ kém; viêm sưng tuyến mang tai, da căng phồng lên, không đỏ, đau, miệng khô và khó nuốt. Có khi viêm cả tuyến nước bọt dưới hàm, dưới lưỡi, nên mặt bạnh ra, nước bọt ít và quánh. Sau 4 – 5 ngày hết sốt, sưng đau, giảm dần và khỏi.
Viêm tinh hoàn: hay gặp ở tuổi thanh niên (20% -30% các ca), thường xảy ra vào ngày thứ 5 đến ngày thứ 8 sau khi viêm tuyến mang tai. Sốt cao trở lại, tinh hoàn sưng tấy, đỏ, bìu căng co khi kéo dài cả tuần. Sau 2 – 6 tháng tinh hoàn bị viêm nhỏ hơn bình thường.
Xử trí: mặc quần áo chặt để treo tinh hoàn, chườm nóng; nằm nghỉ từ 5 – 7 ngày; dùng Prednisolone 1 – 2mg/kg/ngày trong 7 – 10 ngày, vitamine E từ 1 – 2 tháng để tạo khả năng tinh trùng sau viêm.
Viêm buồng trứng: chỉ gặp ở phụ nữ dậy thì, sốt, đau bụng dưới có thể xuất huyết tử cung nhẹ trong vài ngày.
Viêm tụy cấp: thường chỉ gặp ở người lớn, rất hiếm ở trẻ em, sốt, đau bụng cấp, tiêu chảy, biếng ăn.
Xử trí: ăn thức ăn lỏng, truyền Dextrose 10%, giảm đau bằng Atropine.
Viêm não – màng não: sốt 380C – 390C kèm theo rét run; có dấu hiệu màng não (nhức đầu, nôn ói, ly bì, cổ gượng); có thể co giật, hôn mê.
            Để dự phòng bệnh này cần cách ly bệnh nhi tại nhà từ 9 – 10 ngày, người tiếp xúc nên đeo khẩu trang. Nằm nghỉ trong giai đoạn viêm cấp để đề phòng biến chứng, tiêm vắc-xin MMR nấu có (Measles-mumps-Rubella) cho trẻ 12 – 15 tháng và lập lại lúc 4 tuổi.

Đây là một bệnh nhẹ nhưng nếu coi thường có thể gây những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, đặc biệt là vô sinh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Benh quai bi cho co xem thuong
Viêm tinh hoàn là biến chứng thường gặp nhất của bệnh quai bị ở nam giới sau tuổi dậy thì. (Hình minh họa)

Gần đây, có nhiều trường hợp bị bệnh quai bị tại Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân, hè và chưa có thuốc đặc trị.
PGS.TS Phạm Ngọc Đính – Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cho biết, quai bị là một bệnh cấp tính do nhiễm virus và dễ lây lan.
Khi đã mắc bệnh một lần hoặc được tiêm phòng vaccine (khoảng 95% số người sau khi tiêm vaccine quai bị được miễn dịch bảo vệ lâu dài, có thể suốt đời), hầu hết bệnh nhân đều không mắc lại.
Bình thường, bệnh mắc ở trẻ em, tuy nhiên, với sự phổ biến của vaccine chủng ngừa, hiện nay trên thế giới người ta thấy khoảng 50% trường hợp bệnh quai bị xuất hiện ở thanh niên.
Biểu hiện rõ nhất của bệnh là sốt và sưng một hoặc cả hai bên tuyến mang tai, đôi khi cả tuyến dưới lưỡi và tuyến hàm trên. Có tới 40-50% số người bị nhiễm virus quai bị có liên quan đến các triệu chứng đường hô hấp, nhất là người bệnh dưới 15 tuổi.
Biểu hiện của biến chứng viêm tinh hoàn là sau 7-10 ngày, bệnh quai bị đã thuyên giảm, bệnh nhân lại sốt cao 39-400C, tinh hoàn một hoặc hai bên sưng nóng đỏ đau. Sau khoảng 10 ngày triệu chứng này cũng thuyên giảm và khỏi.
Nguy hiểm ở chỗ, ngoài tuyến mang tai, một số cơ quan khác cũng có thể bị viêm đồng thời như tuyến nước bọt, màng não, tuyến sinh dục (tinh hoàn hoặc buồng trứng).
Bệnh quai bị lây truyền bằng đường hô hấp qua nước bọt có chứa virus. Vì vậy, người mắc bệnh cần cách ly ở phòng riêng trong 9 ngày kể từ khi sưng tuyến mang tai. Nếu triệu chứng sưng giảm, có thể rút ngắn số ngày cách ly. Lưu ý những đồ dùng bị nhiễm dịch tiết đường mũi họng của bệnh nhân phải được sát trùng cẩn thận.
Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc - Phó giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư tư vấn, khi trẻ có các dấu hiệu quai bị, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để chẩn đoán xác định. Nếu đúng là quai bị, bác sĩ sẽ hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc trẻ ở nhà. Cần hạ nhiệt bằng cách lau người trẻ bằng nước ấm (không được lau bằng nước lạnh).
Có thể cho dùng Paracetamol để hạ sốt và giảm đau, cho uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng có bán tại các hiệu thuốc nhằm chống khô miệng.
Chú ý, khi trẻ bị bệnh cho trẻ ăn loãng hoặc ăn bằng ống hút (nếu trẻ nuốt khó). Để trẻ nằm trên giường với một chai nước nóng bọc trong khăn để áp vào bên má đau. Đặc biệt, không được cho trẻ nô đùa chạy nhảy vì những hoạt động này rất dễ dẫn đến biến chứng ở tinh hoàn. Cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay khi có các biểu hiện biến chứng.
Có thể đề phòng biến chứng gây vô sinh
Bác sĩ Hồ Mạnh Tường – Trưởng khoa Hiếm muộn bệnh viện Phụ sản Từ Dũ cho biết một khảo sát trên 400 cặp vợ chồng đến khám vô sinh tại bệnh viện cho thấy: Trong 52 trường hợp kích thước tinh hoàn nhỏ hơn bình thường, đã có hơn 50% bị bệnh quai bị sau dậy thì. Trong 36 trường hợp có tiền căn quai bị sau dậy thì, có 28 trường hợp teo tinh hoàn hai bên.
Viêm tinh hoàn là biến chứng thường gặp nhất của bệnh quai bị ở nam giới sau tuổi dậy thì. Thống kê của Bệnh viện Từ Dũ cho thấy tỷ lệ có biến chứng viêm tinh hoàn có thể từ 20-35%. Khi bị viêm, tinh hoàn đau và sưng to, thường kèm với sốt.
Sau đó, quá trình teo tinh hoàn sẽ diễn tiến trong khoảng 50% những bệnh nhân này. Quá trình teo tinh hoàn sẽ diễn tiến trong vòng 1-6 tháng sau. Quá trình sản sinh tinh trùng sẽ giảm dần và có thể mất hẳn. Nếu bị viêm cả hai bên tinh hoàn (khoảng 15%), sẽ dẫn đến vô sinh hoàn toàn.
Đối với phụ nữ bị quai bị, viêm buồng trứng rất hiếm gặp và ít ảnh hưởng đến khả năng sinh đẻ.
Ngoài ra, bệnh quai bị có thể có biến chứng ở hệ thần kinh trung ương như viêm màng não vô khuẩn không để lại di chứng và viêm não. Thậm chí, bệnh nhân bị di chứng liệt, não úng thủy. Bệnh quai bị có thể xảy ra ở thai phụ trong thời kỳ 3 tháng đầu nhưng trẻ sinh ra không bị dị tật bẩm sinh.
Vaccine quai bị được chỉ định tiêm phòng cho trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên, được tiêm vào bắp hoặc dưới da. Tiêm liều tốt nhất vào lứa tuổi từ 12-15 tháng, sau đó tiêm liều thứ 2 khi trẻ từ 4 tuổi trở lên.
Để giảm thiểu tác hại của di chứng trên tinh hoàn, có thể áp dụng các biện pháp điều trị như nghỉ ngơi tại chỗ, đặc biệt khi có sưng tinh hoàn thì phải nghỉ tuyệt đối, chườm mát tinh hoàn, dùng thuốc hạ sốt, giảm đau, sử dụng thuốc kháng viêm. Nếu bị biến chứng viêm tinh hoàn mà được điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh cũng khỏi không gây di chứng vô sinh.
Bác sĩ Tường khuyến cáo: Nam giới bị biến chứng có thể đến các trung tâm điều trị vô sinh để xin trữ lạnh tinh trùng khi chất lượng tinh trùng chưa giảm nhiều. Việc lưu trữ tinh trùng dự phòng trong những trường hợp quai bị nên được thực hiện ở thanh niên chưa lập gia đình hoặc chưa có con.
Đến nay, Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ đã chào đón nhiều em bé hoàn toàn khỏe mạnh chào đời từ người cha bị biến chứng viêm tinh hoàn do bệnh quai bị. Đó là những trường hợp chỉ bị teo 1 bên tinh hoàn hoặc số lượng tinh trùng giảm nhưng vẫn đủ để làm thụ tinh trong ống nghiệm.

Vấn đề vô sinh là vấn đề nan giải của mọi thế hệ. Không kể đến các căn bệnh phức tạp, ngay cả những bệnh thông thường như quai bị cũng có thể dẫn đến vô sinh.

 

Bệnh quai bị là gì?
Bệnh quai bị là một bệnh lý toàn thân, cấp tính do nhiễm virus và dễ lây lan. Bệnh quai bị thường mắc ở trẻ em. Tuy vaccin chủng ngừa đã phổ biến, nhưng hiện nay trên thế giới, người ta vẫn thấy khoảng 50% quai bị xuất hiện ở người lớn trẻ tuổi. Khi đã mắc bệnh hoặc đã được chủng ngừa, hầu hết sẽ miễn dịch đối với bệnh quai bị.

Diễn biến của bệnh và vấn đề vô sinh:
Biểu hiện rõ nhất của bệnh là sốt và sưng một hoặc cả hai bên tuyến mang tai. Ngoài tuyến mang tai, một số cơ quan khác cũng có thể bị viêm đồng thời như: tuyến nước bọt, màng não, tuyến sinh dục (tinh hoàn hoặc buồng trứng).

Ngoài ra, viêm tinh hoàn là biến chứng thường gặp nhất của bệnh quai bị ở nam giới sau tuổi dậy thì. Tỉ lệ có biến chứng viêm tinh hoàn từ 20-35%. Khi bị viêm, tinh hoàn đau và sưng to, thường kèm với sốt. Sau đó, quá trình teo tinh hoàn sẽ diễn tiến từ khoảng 50% ở những bệnh nhân này. Trong các trường hợp còn lại, quá trình sinh tinh có thể trở về bình thường. Viêm buồng trứng ở phụ nữ bị quai bị rất hiếm gặp và ít ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Quá trình teo tinh hoàn sẽ diễn tiến trong vòng 1-6 tháng sau đợt viêm cấp tính. Quá trình sinh tinh sẽ giảm dần và có thể mất hẳn. Teo mô tinh hoàn có thể do tác động trực tiếp của virus hoặc thứ phát do thiếu máu cục bộ trong quá trình mô bị viêm, phù. Nếu bị viêm cả hai bên tinh hoàn (khoảng 15%), sẽ dẫn đến vô sinh hoàn toàn.
Tóm lại, nam giới sau tuổi dậy thì khi bị quai bị cần chú ý đến biến chứng viêm tinh hoàn. Quai bị có kèm viêm tinh hoàn có nhiều khả năng sẽ dẫn đến vô sinh, đặc biệt nếu viêm cả 2 tinh hoàn. Vì quá trình teo tinh hoàn sẽ diễn tiến từ từ sau đợt viêm cấp tính, để duy trì khả năng sinh sản, có thể đến các trung tâm điều trị vô sinh để xin trữ lạnh tinh trùng khi chất lượng tinh trùng chưa giảm nhiều. Lưu trữ tinh trùng dự phòng trong những trường hợp quai bị nên được thực hiện ở thanh niên chưa lập gia đình hoặc chưa có con.

Quai bị là hội chứng nhiễm trùng gây ra tình trạng viêm tuyến nước bọt ở bé. Kết quả, má bé sẽ phình to ra kèm theo các biểu hiện sưng tấy.

Dấu hiệu
- Bé bị đau khi nhai, nuốt thức ăn. Bé khó khăn khi há miệng, miệng bé bị khô.
- Bé chán ăn, ngại tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, có thể bị nôn trớ liên tục.
- Bé bị sốt, mệt mỏi
- Một (hoặc cả hai) bên mặt của bé bị sưng to.

Nguyên nhân
Là do một loại virus có khả năng lây truyền từ người này sang người khác qua những hạt nước bọt li ti bắn ra từ miệng hoặc mũi người mắc bệnh.
Ngoài ra, virus này cũng có thể lây khi người bệnh dùng chung khăn mặt, uống chung cốc…
Biến chứng của quai bị
Thông thường, quai bị sẽ khỏi hẳn sau khoảng 2 đến 4 tuần bé bị nhiễm bệnh. Trường hợp đặc biệt, quai bị có thể để lại biến chứng viêm tinh hoàn cho bé trai, teo buồng trứng ở bé gái.
Ngoài ra, quai bị còn có thể là nguyên nhân khiến bé bị viêm não, viêm màng não, viêm tụy cấp…
Hướng dẫn xử trí
- Bé mắc phải quai bị cần được nghỉ ngơi, tốt nhất, bạn nên đặt bé trong phòng yên tĩnh, ít ánh sáng.
- Bạn không nên cho bé ra ngoài để đề phòng gió lạnh sẽ khiến vùng da sưng tấy ở bé càng trầm trọng hơn.
- Bạn nên thường xuyên cặp nhiệt độ cho bé. Nếu bé bị sốt, bạn có thể lau mát và cho bé uống thuốc hạ sốt nhưng phải theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Bạn nên tăng cường các loại thức ăn dạng lỏng, mềm, dễ tiêu hóa để bé không bị đau họng khi nuốt. Nếu bé bị đau khi há miệng, bạn có thể cho bé sử dụng ống hút khi uống nước. Đồng thời, bạn nên dùng nước muối sinh lý vệ sinh vùng miệng bé sạch sẽ hàng ngày.
- Để giảm đau cho bé, bạn có thể dùng một túi chườm nước nóng chườm nhẹ vào vùng má bị sưng của bé. Nếu bé còn quá nhỏ, bạn có thể ủ ấm một chiếc khăn mềm và chườm nhẹ vào vùng má sưng đau của bé.
- Bạn nên cách ly bé với mọi người xung quanh vì chứng bệnh quai bị có khả năng lây lan.
- Bạn không nên cho bé vận động, chơi đùa mạnh để tránh biến chứng.
Dấu hiệu nên đưa bé đi khám
- Bé bị sốt cao co giật.
- Bé bị đau bụng, nôn trớ dữ dội.
- Bé bị sưng đỏ một bên “chim”.
Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra loại thuốc nào trị quai bị hiệu quả nhưng các bác sĩ có thể điều trị dứt điểm cho bé những biến chứng phát sinh như: Hạ sốt, đau bụng hoặc điều trị vùng kín sưng đỏ cho bé…
Cách phòng ngừa
- Bạn có thể cho bé tiêm 2 mũi vacxin phòng quai bị: Mũi thứ nhất khi bé 1 tuổi, mũi thứ hai khi bé 4 tuổi.
- Tránh cho bé tiếp xúc với người mắc bệnh quai bị để đề phòng bé bị lây nhiễm.
Lưu ý: Người mẹ tuyệt đối tránh tiêm vacxin phòng quai bị trong quá trình mang thai. Bởi vì, các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng, vacxin này không an toàn cho thai phụ.
Các chứng bệnh như quai bị, kiết lỵ, nhọt độc, tiểu tiện không thông... có thể cải thiện nếu dùng hoa thủy tiên.



Hoa thủy tiên
Theo Đông y, hoa thủy tiên được dùng để làm thuốc trị một số chứng bệnh sau:
Bệnh quai bị (viêm tuyến nước bọt): Dùng hoa thủy tiên tươi rửa sạch, giã nát, rang nóng lên đắp bên ngoài chỗ bị sưng viêm.

Kiết lỵ
: Lấy 3 gr hoa thủy tiên, đường trắng lượng đủ dùng. Nấu hoa thủy tiên với nước rồi cho đường vào chia uống trong ngày.
Co giật ở trẻ em: Lấy 10 bông hoa thủy tiên phơi khô trong bóng râm, cho thêm chút đường, nấu lên với nước cho trẻ ăn.

Nhọt độc sưng đau, nhọt mụn không rõ nguyên nhân, nhức nhối
: Lấy thân củ hoa thủy tiên, lá tường vi, lá phù dung, củ chuối tây, mỗi thứ lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát, đắp ngoài.

Tiểu tiện không thông
: Thủy tiên một củ, hạt thầu dầu 30 hạt. Hạt thầu dầu bỏ vỏ cứng ngoài, lấy nhân giã nát cùng củ thủy tiên, đắp vào lòng bàn chân. Một đêm thay 2 -3 lần thuốc sẽ cho kết quả tốt.

Chú ý: Các bài thuốc trên có độc tính nên khi sử dụng nhất thiết phải đúng liều lượng.

Cây hoa dâm bụt còn được gọi là bông bụt, được y học cổ truyền dùng làm thuốc với tên gọi là mộc cận. Cả lá, hoa, vỏ thân và rễ cây đều được dùng làm thuốc, với tác dụng tiêu sưng, giải độc, thanh nhiệt, lợi tiểu, an thần…

Hoa dâm bụt còn có tên gọi theo Đông y là mộc cận

Chữa kiết lỵ: Lấy 40 gr vỏ thân cây dâm bụt, 40 gr lá búp táo ta, 5 lát gừng tươi. Vỏ thân cây dâm bụt cạo bỏ vỏ ngoài, chỉ lấy lớp vỏ lụa thái nhỏ sao vàng hạ thổ, lá táo ta sao vàng. Sắc với 5 lát gừng lấy nước chia uống trong ngày.

Chữa chứng quai bị
: Lấy 50 gr lá dâm bụt, 50 gr hành củ. Giã nát cả hai thứ, thêm một ít nước sôi để nguội, khuấy đều, gạn lấy nước uống, bã đắp vào chỗ bị quai bị.

Chữa chứng chàm mặt
: Khi bị bệnh chàm mặt, lấy 50 gr vỏ thân cây dâm bụt, 20 gr gừng tươi, 10 quả bồ kết bỏ hạt. Mang tất cả thái nhỏ, sắc nước sau đó cô đặc sền sệt, để thuốc nguội, bôi ngày hai lần sẽ có kết quả.
Chữa chứng kinh nguyệt không đều: Lấy 30 gr vỏ rễ cây dâm bụt phơi khô, thái nhỏ, đổ 200 ml nước sắc còn 50 ml, uống trong ngày. Hoặc dùng rễ dâm bụt lá huyết dụ lượng bằng nhau sắc lấy nước uống chữa chứng rong kinh, kinh ra nhiều.

Chữa khí hư ở phụ nữ: Lấy 50 gr vỏ thân cây dâm bụt, cạo bỏ vỏ ngâm, thái nhỏ rồi sao vàng, sắc lấy nước uống trong ngày. Điều trị trong 5 ngày sẽ có hiệu quả.

Trị chứng nhức đầu, chóng mặt ở phụ nữ: Lấy 50 gr hoa dâm bụt, 50 gr gỗ vang, ba lát gừng tươi. Tất cả đem sắc lấy nước chia uống trong ngày.

Trị chứng hồi hộp, khó ngủ, nước tiểu đỏ: Dùng hoa dâm bụt phơi khô, hãm uống thay trà hằng ngày.

Trị mụn nhọt: Lấy hoa và lá dâm bụt tươi, rửa thật sạch, giã nát cùng một ít muối đắp lên chỗ có mụn nhọt đang mưng mủ, khi khô lại thay thuốc mới, có tác dụng đỡ đau nhức và chóng vỡ mủ.

Chú ý: Nên dùng cây hoa dâm bụt ta, không nên dùng cây hoa dâm bụt tây có màu đỏ tía.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiếm muộn của các chàng, trong đó những biến chứng của bệnh quai bị cũng được coi là một thủ phạm của sự hiếm muộn.


Quai bị là bệnh nhiễm khuẩn do Myxo virus gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân – hè và hiện chưa có thuốc đặc trị.

Bệnh lây truyền qua nước bọt và nước tiểu của người bệnh và phổ biến ở quãng độ tuổi từ 3 – 14 tuổi, 5 – 9 tuổi và thanh niên 18 – 20 tuổi.

Miễn dịch sau khi bị bệnh quai bị khá bền vững, khi đã mắc bệnh một lần hoặc được tiêm phòng vaccine hầu hết bệnh nhân đều không mắc lại.

Biến chứng do bệnh quai bị ít, tuy nhiên rất nặng nề. Nếu coi thường không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não đặc biệt có thể gây vô sinh đối với bé trai sau này do viêm tinh hoàn, đái tháo đường do viêm tụy kéo dài.

Viêm tinh hoàn là biến chứng thường gặp nhất của bệnh quai bị ở nam giới sau tuổi dậy thì. Khi bị viêm, tinh hoàn đau và sưng to, thường kèm với sốt. Khi quai bị biến chứng, quá trình teo tinh hoàn sẽ liên tục tiếp diễn trong vòng 1-6 tháng sau.

Điều này sẽ khiến quá trình sản sinh tinh trùng của các chàng sẽ giảm dần và có thể bị mất hẳn. Nếu không may bị viêm cả hai bên tinh hoàn thì sẽ dẫn đến vô sinh hoàn toàn.

Đề phòng biến chứng vô sinh của quai bị

Bài toán của giảm thiểu tác hại của di chứng trên tinh hoàn kịp thời và đúng cách để bệnh không gây di chứng vô sinh:

Trước hết các chàng phải được áp dụng các biện pháp điều trị như nghỉ ngơi tại chỗ, khi tinh hoàn sưng thì phải nghỉ tuyệt đối.

Bên cạnh đó việc chườm mát tinh hoàn, dùng thuốc hạ sốt, giảm đau, sử dụng thuốc kháng viêm. Nếu có thể, hãy đưa bệnh nhân đến các trung tâm điều trị vô sinh để xin trữ lạnh tinh trùng khi chất lượng tinh trùng chưa giảm nhiều.

Lưu ý:
Bệnh quai bị chỉ gây biến chứng với nam giới còn đối với phụ nữ bị quai bị, viêm buồng trứng rất hiếm gặp và ít ảnh hưởng đến khả năng sinh đẻ. Thậm chí, quai bị có thể xảy ra ở thai phụ trong thời kỳ 3 tháng đầu nhưng trẻ sinh ra không bị dị tật bẩm sinh.

Hiện nay, Hà Nội và một số tỉnh phía Nam đang có nhiều người mắc quai bị. Đây là một bệnh lành tính nhưng có nhiều biến chứng nguy hiểm: Đàn ông có thể vô sinh, phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu có thể bị sảy thai hoặc sinh con dị dạng...

Không chừa tuổi nào
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Bình, Bệnh viện Xanh pôn, Hà Nội, quai bị là một bệnh lây qua đường hô hấp do siêu vi thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Qua nghiên cứu, những người đã tiêm phòng quai bị thì ít bị lây nhiễm và nếu mắc cũng sẽ nhẹ hơn so với người chưa tiêm phòng. Tuy nhiên, tiêm phòng sau nhiều năm phải tiêm nhắc lại thì mới tránh được.
Quai bị chủ yếu lây qua đường hô hấp do nước bọt bị nhiễm trùng khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi, uống chung cốc. Sự lây nhiễm sang người khác có thể xảy ra 1 tuần trước khi người bệnh bị sưng tuyến mang tai và kéo dài 2 tuần sau khi bị sưng tuyến mang tai. Bệnh có khả năng lây từ 7 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên và 7 ngày sau khi hết triệu chứng. Vì biểu hiện lâm sàng rất khó nhận biết, nên người bệnh dễ lây cho người khác trong thời gian này.
Theo tiến sĩ, bác sĩ Đoàn Minh Tuấn, Trưởng khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi TW, khi bị lây nhiễm, người bệnh sẽ có thời gian ủ bệnh trong vòng một tháng. Thời gian này, người bệnh không có biểu hiện gì rõ rệt, sau đó có biểu hiện sốt nhẹ, đau cổ họng, người mệt mỏi, chán ăn, tuyến mang tai to và đau nhức ở một bên, lan dần sang tuyến mang tai bên kia và sưng to đến khoảng 9 ngày thì bắt đầu giảm.
“Biểu hiện của bệnh là sưng vùng má, dưới hàm, các hạch vùng cổ có thể nổi lên, có khi lan đến ngực gây phù trước xương ức. Da của tuyến mang tai thường đỏ, không nóng và ấn vào có cảm giác đàn hồi. Trong thời gian này, người bệnh gặp khó khăn trong khi nói và ăn uống. Sau khi bớt sưng, không có nghĩa là hoàn toàn khỏi bệnh, thời gian này vẫn có thể truyền bệnh cho người khác trong vòng 7 đến10 ngày” - bác sĩ Bình cho biết.
 
Lứa tuổi nào cũng có thể bị mắc bệnh quai bị. (Ảnh minh họa)
Người lớn mắc bệnh dễ bị biến chứng
“Bệnh quai bị có diễn biến lành tính, các triệu chứng sẽ đẩy lùi trong vòng khoảng 10 ngày và không để lại di chứng gì. Nhưng đối với bệnh nhân lớn tuổi thường dễ gặp nhiều biến chứng hơn”- bác sĩ Bình cho biết. Ngoài biến chứng gây vô sinh, quai bị còn có nhiều biến chứng khác nguy hiểm không kém.
Biến chứng dễ gặp là viêm tinh hoàn, biểu hiện là tinh hoàn sưng và đau sau tinh hoàn teo dần và có thể dẫn đến tình trạng giảm số lượng tinh trùng, ảnh hưởng đến việc sinh con. Biến chứng thứ hai là nhồi máu phổi có thể xảy ra sau viêm tinh hoàn do quai bị, vì hậu quả của huyết khối từ tĩnh mạch tiền liệt tuyến. Với biến chứng ở nữ, sẽ có nguy cơ viêm buồng trứng. Biến chứng thứ 3 là viêm tụy (tỷ lệ 3%-7%), là một biểu hiện nặng của quai bị. Bệnh nhân bị đau bụng nhiều, ói, có khi tụt huyết áp.
Ngoài ra, quai bị còn gây những tổn thương khác như viêm não, tổn thương thần kinh sọ não dẫn đến điếc, mù, viêm tuỷ sống, viêm đa rễ thần kinh. Nếu phụ nữ bị quai bị trong thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sảy thai hoặc sinh con dị dạng, nếu bị trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu.
Phòng và điều trị
Theo bác sĩ Đoàn Minh Tuấn, những người có triệu chứng bị quai bị nên đến các cơ sở y tế khám để biết mình có bị quai bị thật hay không. Thường người bị quai bị cần được nghỉ ngơi hoàn toàn và điều trị triệu chứng như uống thuốc giảm đau, chống viêm và hạ sốt, bệnh sẽ tự khỏi.
Bệnh có thể được phòng ngừa bằng vaccine. Để tránh cho trẻ bị tiêm nhiều mũi  vaccine, hiện đã có loại vaccine kết hợp chống 3 bệnh: Sởi, quai bị, rubella. Người lớn có thể tiêm nhắc lại khi thời gian tiêm phòng đã quá lâu.
Theo bác sĩ Bình, trong thời gian dịch phát triển, mọi người nên thường xuyên rửa tay với xà phòng, đảm bảo vệ sinh cá nhân hằng ngày. Làm sạch đường hô hấp bằng cách xúc miệng với dung dịch nước muối hoặc các dung dịch sát khuẩn đường mũi họng. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, hạn chế tới những nơi tập trung đông người, ăn cơm bụi và uống nước vỉa hè.  Giữ gìn bằng cách ăn uống đủ chất, tập luyện hợp lý.
Design by Hao Tran -