1. Bệnh Quai bị là gì ?
Nguyên nhân triệu chứng cách chữa trị bệnh quai bị
Quai bị (tiếng Anh: Mumps) dân gian còn gọi là bệnh má chàm bàm là một bệnh toàn thân biểu hiện bằng sưng một hay nhiều tuyến nước bọt, thường gặp nhất là các tuyến mang tai.
Khoảng 1/3 các trường hợp nhiễm bệnh không gây nên các triệu chứng
sưng tuyến nước bọt rõ ràng trên lâm sàng. Trên 50% bệnh nhân mắc bệnh quai bị
có hiện tượng tăng bạch cầu trong dịch não tủy. Một số bệnh nhân có
biểu hiện viêm màng não rõ với các triệu chứng nhức đầu, nôn mửa, cứng
cổ...Viêm tinh hoàn (orchitis) là một biến chứng khá thường gặp sau
tuổi dậy thì nhưng biến chứng vô sinh thì không thường gặp như nhiều
người vẫn lo ngại. Các biến chứng khác hiếm gặp hơn gồm viêm khớp, viêm
tuyến giáp, viêm khớp xương hàm, viêm cầu thận, (glomerulonephritis),
viêm cơ tim, xơ hóa nội tâm mạc, giảm tiểu cầu, thất điều tiểu não,
viêm tủy cắt ngang, viêm đa dây thần kinh lan lên, viêm tụy cấp, viêm
buồng trứng (oophoritis), và giảm thính lực.
2. Nguyên nhân gây nên bệnh quai bị
Quai bị gây nên do một loại virus ARN
thuộc Rubulavirus trong họ Paramyxoviridae. Các nguyên nhân khác gây
viêm tuyếm mang tai gồm virus vùi hạt cự bào (cytomegalovirus-CMV),
virus á cúm type 1 và 3, virus cúm A (influenza A virus),
coxsackievirus, virus ruột (enterovirus), virus gây suy giảm miễn dịch ở
người (Human Immunodeficiency Virus-HIV), tụ cầu khuẩn, và các
Mycobacterium không gây lao khác. Các nguyên nhân gây viêm tuyến mang
tai hiếm gặp khác có thể kể: do ăn nhiều tinh bột, phản ứng thuốc
(phenylbutazone, thiouracil, các thuốc chứa iốt) và các rối loạn chuyển
hóa (như bệnh đái tháo đường, xơ gan và suy dinh dưỡng).có thể bị 2
lần.
3. Triệu chứng của bệnh quai bị
- Nhiễm trùng khởi đầu phần
nhiều không đột ngột, bệnh nhân thấy khó chịu, sợ gió, nhức đầu, đau
trước tai. Sau đó một bên tuyến mang tai bắt đầu sưng, rồi 2 – 3 gnày
hôm sau lan sang bên kia. Chõ sưng đau nhưng không tấy đỏ, da bóng lên,
ấn không lún, không hoá mủ, họng hơi đỏ, lỗ ống Stenon hơi tấy lên.
- Các tuyến nước bọt khác cũng
có thể có viêm, nhưng ít khi đơn độc. Trong thời gian sốt có thể đến 40
độ. Phần nhiều lui bệnh sau 1 tuần.
- Có thể có viêm tinh hoàn:
phần nhiều hậu phát 5 dến 10 ngày sau khi sưng tuyến mang tai, có thể
tiến phát và riêng lẻ phải nghĩ đến bệnh quai bị để khỏi phải chẩn đoán
sai. Biểu hiện là có sốt trở lại 39 – 40 dộ. Bệnh nhân trằn trọc, có
khi mê sảng. Một bên tinh hoàn sưng to, đau, tấy đỏ lên, nếu cả hai bên
bị sưng thì có thể gây vô sinh. Khỏi sau 10 ngày nhưng phải sau 2
tháng mới bíêt rõ có teo hay không. Phụ nữ có thể có viêm buồng trứng.
- Có thể gặp viêm màng não, viêm não và tuỵ tạng nhưng phần lớn đều tự khỏi không để llại di chứng trong vài ngày.
- Cần phân biệt với viêm tuyến
hoá mủ do tạp khuẩn hay gặp trong bệnh thương hàn, nhọt ống tai, nổi
hạch ở cổ, viêm xương hàm, sỏi trong ống Stenon (hiếm)
- Sau giai đoạn khỏi bệnh, hoặc
tiêm văcxin thường cơ thể có miễn dịch kéo dài. Hiện nay người ta có
thể dùng test da để phát hiện tình trạng có miễn dịch (đã từng mắc bệnh
hay được tiêm phòng văcxin). Nếu test này âm tính chứng tỏ cơ thể
thiếu hụt miễn dịch qua trung gian tế bào với virut quai bị do chưa
được tiêm phòng hoặc đã tiêm phòng nhưng cơ thể chưa tạo được kháng thể
để phòng chống virut.
4. Cách điều trị bệnh quai bị
Không có thuốc đặc trị, chủ yếu điều trị triệu chứng.
Thể viêm tuyến mang tai
- Súc miệng: Nước muối 0,9%, dung dịch Axit Boric 5%.
- Hạ sốt nếu sốt quá cao, giảm đau
(Paracetamol), An thần nhẹ (seduxen,rotunda), dùng các vitaminB,C uống
nước chanh, cam, ăn lỏng.
- Nằm nghỉ tại giường, hạn chế đi lại,
trong thời gian còn sốt, còn sưng tuyến (thường là 7-8 ngày đầu). Cách
ly tối thiểu 10 ngày.
Thể viêm tinh hoàn
- Nằm nghỉ tại giường khi còn sưng đau. Mặc si-lip để treo tinh hoàn.
- Giảm đau: Chườm đá, uống paracetamol
0,5´1 viên/lần, uống 2 đến3 lần /ngày (uống lúc no, cách 6 giờ uống 1
lần) dùng 3-4 ngày. Nếu đau tinh hoàn nặng dùng paracetamol không đỡ có
thể dùng thêm codein với liều 30 mg-60mg/ngày cho người lớn (chỉ dùng
2-3 ngày) hoặc efferalgan-codein 1viên/lần x 2-3 lần/ngày
- Giảm viêm: Cortanxyl 20mg-30mg/ngày
chia 2 lần uống lúc no, dùng 3-4 ngày. Sau khi tinh hoàn đỡ sưng đau có
thể dùng vitamin E 400mg 1 viên/ngày từ 1-2 tháng để tăng sinh tinh
trùng.
Dự phòng
- Cách ly 10-21 ngày nếu thấy cần (thường là 10 ngày).
- Đeo mạng khi tiếp xúc với bệnh nhân.
- Phụ nữ có thai bị bệnh nếu có điều kiện tiêm Globulin miễn dịch đặc hiệu, liều 0,3 mg/kg, dùng 1 liều tiêm bắp duy nhất.
- Vacxin sống giảm hoạt (thường kết hợp với các vacxin khác như sởi...).
- Liều 0,5 ml/tiêm dưới da một lần duy
nhất phòng bệnh cho thanh, thiếu niên nhi đồng chưa có miễn dịch (đặc
biệt cho người chỉ có một tinh hoàn, nghe kém). Vacxin cho miễn dịch
tốt, không có tai biến. Bảo vệ được 3 năm đến 5 năm.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét