Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Hỏi: Tôi nghe nói vào mùa lạnh trẻ em thường hay bị bệnh quai bị. Và bệnh này thường gây nhiều biến chứng cho trẻ. Vậy xin bác sĩ cho biết làm cách nào để phòng tránh và điều trị cho trẻ.

Trả lời: Bệnh do virút có tên khoa học là Paramyxovirút gây nên, bệnh chỉ xuất hiện ở người, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, nhất là trẻ từ 6 – 10 tuổi. Bệnh thường phAát vào mùa đông xuân, khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh, đặc biệt là là thời gian giáp Tết. Bệnh xuất hiện ở những nơi đông người như: nhà trẻ, trường học, ký túc xá, khu tập thể… Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp do nước bọt bị nhiễm trùng khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Bệnh có thể lây cho người tiếp xúc ở một tuần trước khi tuyến mang tai sưng và kéo dài 2 tuần sau khi thấy sưng tuyến mang tai.
Về triệu chứng, sau thời gian ủ bệnh từ 15 – 21 ngày, virút phát triển ở niêm mạc miệng, sau đó xâm nhập vào máu gây viêm các cơ quan. Viêm tuyến mang tai là thể điển hình nhất. Trẻ sốt 38 – 39oC, nhức đầu, mệt mỏi, ăn ngủ kém. Viêm và sưng tuyến mang tai, da căng phồng lên, không đỏ, đau, miệng khô và khó nuốt. Thường 4 – 5 ngày sau thì hết sốt, sưng đau giảm dần và khỏi.
Bệnh quai bị ở người lớn thường nặng và có nhiều biến chứng hơn ở trẻ em. Có thể có các biến chứng sau viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, biến chứng này thường xảy ra sau đợt viêm tuyến mang tai thì xuất hiện tinh hoàn sưng to, đau, mào tinh căng phù như một sợi dây thừng, tình trạng viêm và sốt có thể kéo dài, có khoảng 1/3 trường hợp dẫn đến teo tinh hoàn và có thể dẫn đến tình trạng vô sinh sau này. Viêm buồng trứng ở bé gái thường gặp ở tuổi dậy thì, ít để lại di chứng vô sinh. Biến chứng viêm tụy là một biểu hiện nặng của quai bị, bệnh nhân bị đau bụng nhiều, ói, có khi tụt huyết áp.
Về điều trị, hiện nay quai bị chưa có thuốc đặc trị, mà chủ yếu là điều trị triệu chứng và nâng đỡ cơ thể. Nằm nghỉ tuyệt khi có sưng tinh hoàn. Cần cách ly bệnh nhân ít nhất 10 – 15 ngày từ khi phát hiện bệnh. Vệ sinh răng miệng, ăn lỏng, giảm đau và hạ sốt bằng paracetamol. Trường hợp viêm tinh hoàn, cần mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau và dùng corticoid liều cao ngay từ đầu, thường dùng prednisolon 60mg/ngày, sau đó giảm dần trong 7 – 10 ngày.
Về phòng bệnh, điều trước tiên là người bệnh phải được cách ly tại nhà, không đi học, hạn chế tiếp xúc với người bệnh, khi tiếp xúc phải mang khẩu trang. Thời gian cách ly người bệnh trong khoảng 10 ngày kể từ khi bắt đầu sưng tuyến mang tai. Ngày nay thường được tiêm phòng để tạo miễn dịch chủ động như dùng vắc-xin Trimovax hay MMR, vắc-xin không nên tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi, tuy nhiên nếu trẻ sống trong môi trường dịch bệnh, có thể tiêm ngừa từ 9 tháng tuổi. Không tiêm cho phụ nữ có thai, người bị dị ứng với vắc-xin, người đang dùng thuốc gây giảm miễn dịch như: corticoid, thuốc điều trị ung thư, người đang điều trị với tia phóng xạ…

Thời điểm này ở miền Bắc được coi là mùa của nhiều loại bệnh dịch, trong đó có quai bị. Thực tế, số bệnh nhân quai bị vào điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương khoảng hơn 1 tháng nay khá đông và điều đặc biệt là đa số bệnh nhân là người lớn.



Một bệnh nhân quai bị biến chứng điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, dễ lây lan thành dịch. Bệnh thường gặp vào mùa xuân, do virus paramyxovirus gây ra, lây truyền qua đường hô hấp và lây từ người bệnh sang người lành. Trước nay, bệnh chủ yếu xảy ra ở lứa tuổi thanh thiếu niên và trẻ nhỏ nhưng điểm đáng chú ý là tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương từ đầu năm đến nay, đa phần bệnh nhân quai bị là người lớn, trong đó tỷ lệ nam thanh niên bị quai bị chiếm tới 70% và hầu hết nhập viện trong tình trạng nặng, đã có biến chứng viêm não, viêm tụy cấp…

TS. Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, mỗi tháng BV thường phải cấp cứu cho khoảng gần chục bệnh nhân bị viêm não, viêm phổi, viêm tụy… nặng do biến chứng của quai bị. Điển hình như trường hợp bệnh nhân Nguyễn Văn H., 30 tuổi (Hà Nội) tự nhiên thấy người mệt mỏi, ăn kém, sau đó đau bụng dữ dội, buồn nôn, huyết áp tụt. Tưởng bệnh ngoại khoa gia đình đưa đi cấp cứu, sau đó được chuyển tới BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương với chẩn đoán viêm tụy cấp do quai bị biến chứng. Việc điều trị cho các ca này rất phức tạp, khó khăn, thường phải sau 1 tháng bệnh nhân mới ổn định. Hơn nữa, với người lớn bị quai bị cần phải theo dõi các biến chứng sau 5 năm.

Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết thêm, có những bệnh nhân quai bị nặng vào viện đã có biến chứng viêm tinh hoàn, viêm não, tổn thương tụy dẫn đến đái tháo đường… Thực tế, việc phát hiện quai bị không quá khó khăn do biểu hiện của bệnh rất đặc trưng như sưng 2 bên mang tai, đau đầu dữ dội, kèm theo các triệu chứng sốt, chán ăn, khó nuốt, khó nói, chỗ sưng ở 2 bên mang tai lan dần ra vùng trước tai, dưới hàm. Nhìn chung, bệnh có diễn biến lành tính, các triệu chứng thoái lui trong vòng khoảng 10 ngày và không để lại di chứng gì, tuy nhiên với bệnh nhân lớn tuổi thường cường độ các triệu chứng toàn thân (sốt, đau đầu…) cao hơn, các biến chứng hay gặp và nguy hiểm hơn. Đặc biệt, bệnh gây ra biến chứng vô sinh với tỷ lệ rất cao do thường xuất hiện biến chứng viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn (tỷ lệ 20-35%), khoảng 50% trong số này tinh hoàn teo dần, tinh binh giảm và vô sinh. Ngay cả với phụ nữ bị quai bị biến chứng ở tuổi dậy thì, tỷ lệ chịu hậu quả vô sinh cũng rất cao do gặp biến chứng viêm buồng trứng…

Để phòng bệnh quai bị, tiêm vaccine vẫn là biện pháp hiệu quả nhất. Tuy nhiên, những năm gần đây số bệnh nhân bị quai bị có chiều hướng tăng trở lại dù chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia đã được triển khai rất hiệu quả trong những năm qua, nguyên nhân là do bệnh nhân tiêm không đúng, không đủ liều, hơn nữa vaccine chỉ có hiệu lực trong một thời hạn nhất định nên người bệnh cần phải đi tiêm nhắc lại. Biện pháp điều trị quai bị duy nhất là dùng thuốc hạ nhiệt, thuốc giảm đau khi đau nhiều và thuốc chống viêm. Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà khuyến cáo, khi có triệu chứng của bệnh quai bị như khó ăn, nhai và nuốt gây đau thì bệnh nhân nên ăn thức ăn lỏng, giữ vệ sinh răng miệng, khi có biểu hiện biến chứng cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám, điều trị.  

Mọi lứa tuổi và giới tính khi chưa có miễn dịch với virus quai bị đều có thể mắc bệnh quai bị. Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây theo đường hô hấp và có thể gây ra biến chứng, tuy vậy, vẫn phòng ngừa được.

Bệnh dễ lây
Bệnh quai bị do virus họ Myxovirus gây nên. Người đang mắc bệnh quai bị sẽ lây cho người lành chưa có kháng thể chống virus quai bị. Bệnh quai bị khởi đầu là viêm tuyến nước bọt (tuyến mang tai).
Thời kỳ ủ bệnh (nung bệnh) kéo dài khoảng từ vài ba tuần lễ. Sau đó là xuất hiện sốt cao đột ngột (38 - 39oC), kèm theo đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, ngủ kém. Vì vậy trong thời kỳ này có thể nhầm với một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như viêm họng, viêm xoang, phế quản cấp tính.
Sốt cao, kéo dài từ 1 đến 3 ngày thì tuyến nước bọt, hạch lân cận sưng to và nuốt đau. Đầu tiên là tuyến nước bọt và hạch góc hàm một bên sưng, sau vài ngày thì tiếp tục sưng tuyến nước bọt và hạch góc hàm đối diện.
Đặc điểm của sưng tuyến nước bọt là sưng 2 bên thường không cân xứng (một bên sưng to, bên đối diện có thể sưng nhỏ hơn). Một số trường hợp do tuyến nước bọt sưng quá to làm cho cằm, cổ bạnh ra gây biến dạng cả bộ mặt.
Da vùng tương ứng với tuyến nước bọt bị căng, bóng, không đỏ nhưng khi sờ vào vùng da đó thì thấy nóng và người bệnh kêu đau. Đau ở 3 vị trí là góc thái dương - hàm, điểm mỏm xương chũm và góc xương hàm dưới làm cho nhai khó, nuốt khó.
Sốt kéo dài khoảng 10 ngày và khi hết sốt thì sưng tuyến nước bọt cũng giảm dần. Viêm tuyến nước bọt do virus quai bị không bị hóa mủ (trừ khi có bội nhiễm thêm vi khuẩn), đây là một đặc điểm quan trọng trong chẩn đoán bệnh quai bị.
Những biến chứng hay gặp
Biến chứng hay gặp nhất là gây viêm tinh hoàn cho nam giới và viêm buồng trứng cho nữ giới ở lứa tuổi đang dậy thì và cả lứa tuổi trưởng thành (thanh thiếu niên ), có khoảng từ 10 đến 30% viêm tinh hoàn và thường xẩy ra một bên (viêm tinh hoàn 2 bên gặp ít hơn).
Thông thường thì sau khi viêm tuyến nước bọt từ 5 đến 7 ngày thì xuất hiện viêm tinh hoàn. Lúc này sẽ thấy xuất hiện sốt trở lại, đôi khi thân nhiệt cũng tăng cao hơn lúc sốt ban đầu của viêm tuyến nước bọt. Tinh hoàn sưng to, đau.
Khi sờ vào tinh hoàn thấy mật độ chắc và nhìn thấy da bìu bị phù nề rõ rệt, căng, bóng, đỏ. Ngoài ra có thể kèm theo viêm mào tinh hoàn, viêm thừng tinh, thậm chí xuất hiện tràn dịch mào tinh hoàn trong trường hợp nặng. Viêm tinh hoàn kéo dài từ 3 - 5 ngày thì hết sốt.
Tinh hoàn cũng giảm dần độ sưng nề và giảm đau cho đến 3 - 4 tuần lễ sau đó mới hết hẳn sưng, đau. Có bị teo tinh hoàn hay không phải theo dõi vài tháng.
Tuy vậy, tỷ lệ teo tinh hoàn do virus quai bị rất thấp (0,5%). Nếu teo tinh hoàn một bên thì mọi chức năng của tinh hoàn vẫn hoạt động bình thường, nhưng khi teo cả 2 bên thì sẽ có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sinh dục và sinh sản.
Nữ giới mắc bệnh quai bị cũng có thể bị viêm buồng trứng tuy rằng chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp. Một số biến chứng khác như viêm tụy, viêm não, viêm màng não cũng có thể gặp trong bệnh quai bị nhưng không nhiều.
Tuy các biến chứng này với tỷ lệ rất thấp nhưng rất nguy hiểm bởi vì sẽ đe dọa đến tính mạng của người bệnh cho nên cần hết sức cảnh giác. Vì vậy, khi nghi ngờ bệnh quai bị cần đi khám để được điều trị và tư vấn những điều cần thiết
Cách phòng bệnh hữu hiệu
Cần vệ sinh họng, miệng, đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Có thể súc họng, miệng bằng các dung dịch sát khuẩn nhẹ có bán tại các quầy dược phẩm như nước muối sinh lý, a-xit boric 5% và một số dung dịch sát khuẩn khác.
Người bệnh cần nghỉ ngơi tại giường và tránh tiếp xúc với những người chưa có miễn dịch chống quai bị, tối thiểu 10 ngày. Đối với người bệnh có viêm tinh hoàn cũng rất cần nghỉ ngơi tại giường, hạn chế vận động mạnh khi tinh hoàn vẫn còn sưng, đau. Nên mặc xi-lip để treo nhẹ bìu lên.
Khi có nghi ngờ biến chứng viêm tụy, viêm não - màng não phải vào bệnh viện ngay để được khám và theo dõi một cách chặt chẽ. Mặc dù hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh quai bị nhưng các thuốc dùng điều trị hỗ trợ cũng không nên xem thường.
Cần đeo khẩu trang (cả người bệnh và người tiếp xúc) để tránh lây cho người khác. Trẻ em và người trưởng thành khi chưa có miễn dịch với quai bị thì cần tiêm vacxin phòng bệnh. Đây là biện pháp phòng bệnh có hữu hiệu nhất hiện nay.

Làm thế nào để tránh khỏi bệnh vô sinh vì nguyên nhân này nhỉ?


ảnh minh họa
Quai bị và những hậu quả đối với nam giới
Quai bị là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi gây ra. Biểu hiện của căn bệnh này là sưng và đau tuyến nước bọt, chủ yếu là tuyến mang tai. Trong một số trường hợp, nó còn kèm theo cả viêm tuyến sinh dục, viêm màng não, viêm tụy và một số cơ quan khác…
Một trong những hậu quả nghiêm trọng của căn bệnh này đối với nam giới là gây viêm tinh hoàn dẫn đến vô sinh. Theo thống kê ở nam giới, cứ 10 người bị quai bị thì có khoảng 2 – 3 người mắc phải chứng viêm tinh hoàn. Tỷ lệ này thường gặp ở các thiếu niên đang trong tuổi dậy thì. Chính vì thế, các XY cần chú ý hơn để phòng tránh những hậu quả đáng tiếc nhé!
Cách đề phòng chứng vô sinh do quai bị
Tiêm vacxin phòng quai bị
Đây là biện pháp phòng tránh hữu hiệu nhất cho các bạn. Nó giúp chúng ta có đủ kháng thể đặc hiệu chống lại virus một cách chủ động, không cho chúng xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, các bạn cũng không nên tiếp xúc với những người bị quai bị để tránh bị lây bệnh.
Bằng các cách này, chúng ta không chỉ tránh được chứng vô sinh do quai bị, mà còn có thể hạn chế được nguy cơ mắc bệnh, giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe nữa đấy!
Cách ly an toàn khi bị bệnh
Để phòng tránh những biến chứng do quai bị gây ra, nhất là biến chứng gây viêm tinh hoàn, các XY cần được cách ly và chăm sóc cẩn thận trong thời gian bị bệnh.

Trong khoảng thời gian ít nhất 2 tuần kể từ khi bị bệnh, các XY cần được cách ly, tránh tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Bên cạnh đó, các bạn cần chú ý vệ sinh răng miệng, ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, giảm đau tại chỗ bằng cách đắp ấm vùng sưng, sử dụng thuốc giảm đau và hạ sốt nếu cần thiết.

Nguy cơ vô sinh ở XY do hậu quả của bệnh quai bị 2
Phòng tránh nguy cơ mắc biến chứng
Biến chứng viêm tinh hoàn gây vô sinh do quai bị gây ra có thể xuất hiện ngay trong thời gian bị bệnh hoặc sau khi bị bệnh. Vì thế, các bạn cần chú ý tới những biểu hiện của cơ thể để có thể chữa trị kịp thời.
Khi mắc phải chứng viêm tinh hoàn, tinh hoàn của các XY có thể bị sưng, đau, kèm theo tình trạng sốt cao. Một thời gian sau, tinh hoàn sẽ bị teo lại, làm suy giảm khả năng sinh tinh, dẫn đến vô sinh. Do đó, khi có những triệu chứng của viêm tinh hoàn, các XY cần đến bệnh viện khám ngay để có thể chữa trị kịp thời nhé!

Quai bị có thể gây nên một số biến chứng ảnh hưởng tới sức khoẻ sau này của người bệnh. Nhận biết sớm các biểu hiện để xử lý kịp thời có thể tránh được hậu quả đáng tiếc xảy ra.

 

1. Biến chứng viêm não - viêm màng não

Xảy ra bất chợt và dữ dội, thường vào ngày thứ 3 - 10 sau khi viêm tuyến mang tai. Người bệnh sốt cao, nhữ đầu, ói mửa, đôi khi co giật, gáy cứng, rối loạn tri giác hoặc có biểu hiện rối loạn thần kinh sọ.

Số đông người bệnh nhẹ có thể hồi phục hoàn toàn do diễn biến của viêm não và màng não là lành tính. Còn nếu bị nặng, sẽ ngất và hôn mê. Cần phải có sự can thiệp ngay của các bác sĩ.

2. Biến chứng viêm tinh hoàn

Đây là biến chứng thường gặp nhất, đặc biệt ở bé trai tuổi dậy thì và thanh niên. Biến chứng xảy ra sau 7 - 10 ngày viêm tuyến mang tai, cũng có khi cùng lúc. Người bệnh đột nhiên sốt cao 40 - 41 độ C, lạnh run, nhức đầu, mê sảng, ói mửa, đau bụng, tinh hoàn sưng to, đau nhữ nhưng không làm mủ. Tình trạng này kéo dài khoảng 1 tuần thì giảm.

Phần lớn các bệnh nhân viêm tinh hoàn một bên, vài tháng sau chức năng của tinh hoàn bị viêm được phục hồi. Chỉ khi 2 tinh hoàn cùng viêm và teo, người bệnh sẽ mất khả năng sản xuất tinh trùng và không có con. Nếu viêm tinh hoàn bên phải, người bệnh còn có thể bị đau ruột thừa.

3. Biến chứng viêm tuỵ tạng cấp

Biến chứng này ít gặp, thường xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 sau khi viêm tuyến mang tai, người bệnh sốt cao, đau bụng, nôn, truỵ mạch. Diễn biến của viêm tuỵ tạng cấp khá lành tính. Người bệnh chỉ cần được nghỉ ngơi, uống thuốc hạ sốt, giảm đau là có thể hồi phục sau 2 tuần.

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Xin cho em biết bệnh quai bị là gì? Tác hại của bệnh? Đã bị bệnh quai bị một lần, triệu chứng như thế nào thì mới bị vô sinh.Và chính xác hơn là bệnh quai bị có khả năng gây vô sinh hay không? 

 

(Lan Thanh, lonelystar1023@)
- Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng thuộc nhóm paramyxovirus gây ra. Biểu hiện lâm sàng của bệnh là viêm tuyến nước bọt, có khi viêm tuyến sinh dục, viêm màng não, viêm tụy cấp kèm theo.
Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ em, lây lan chủ yếu qua nước bọt do bệnh nhân ho ra thành những hạt li ti có chứa virus.
Bệnh có thể ở thể nhẹ, bệnh nhân chỉ cảm thấy mệt mỏi, căng căng, khó chịu ở vùng mang tai. Nếu ở thể nặng hơn, bệnh nhân sẽ sốt, nhức đầu, biếng ăn, đau họng, nhai khó, đau vùng tuyến mang tai; tuyến mang tai sưng to, đỏ một bên hoặc cả 2 bên.
Có một số trường hợp nặng, tuyến dưới hàm và tuyến dưới cằm cũng sưng to, lưỡi gà của bệnh nhân cũng bị sưng to làm bệnh nhân ngạt thở phải vào bệnh viện mở khí quản cấp cứu.
Sau khi bệnh toàn phát khoảng 1 tuần, các triệu chứng lui dần và bệnh nhân sẽ hồi phục hẳn.
Người ta chỉ bị quai bị 1 lần trong đời vì sau khi khỏi bệnh, bệnh nhân sẽ được miễn dịch suốt đời.
Biến chứng của bệnh quai bị:
- Viêm màng não: chiếm 10- 35% trường hợp mắc bệnh.
- Viêm não: chiếm 0,5% trường hợp.
- Tổn thương thần kinh sọ não: điếc, mù, viêm tủy sống cắt ngang...
- Viêm tụy cấp: 3- 7% trường hợp, thường diễn biến nhẹ.
- Các biến chứng khác ít gặp hơn như: viêm cơ tim, viêm tuyến giáp,viêm gan, viêm đường hô hấp dưới, viêm cầu thận cấp, viêm đa khớp, xuất huyết giảm tiểu cấu...
- Biến chứng ở hệ sinh dục:
• Quan trọng nhất là viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn: chiếm khoảng 20 – 30% trường hợp mắc bệnh. Viêm tinh hoàn xảy ra sau khi viêm tuyến mang tai 7-10 ngày. Bệnh nhân sốt cao, lạnh run, tinh hoàn sưng to, đau, đỏ 1 hoặc 2 bên. Bệnh kéo dài 7- 10 ngày. Khoảng 30-40% trường hợp viêm tinh hoàn dẫn đến teo tinh hoàn sau 2-4 tháng.
• Viêm buồng trứng: chiếm khoảng 7% trường hợp nhưng rất hiếm khi xảy ra vô sinh.
Để biết có bị vô sinh do biến chứng của quai bị hay không, bạn phải đi khám ở các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ khám xem có bị teo tinh hoàn (nếu là nam) hoặc teo buồng trứng (nếu là nữ) hay không? Các bác sĩ sẽ cho làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng như siêu âm tinh hoàn (hoặc tử cung và buồng trứng), làm tinh trùng đồ, nội soi ổ bụng để khảo sát cơ quan sinh dục nữ v.v... mới có thể kết luận được.
Bệnh quai bị có thể được đề phòng dễ dàng bằng cách chủng ngừa. Nếu nhà bạn có trẻ em chưa mắc bệnh quai bị, nên đến Trung tâm y tế quận, huyện hoặc Viện Pasteur TP HCM để chủng ngừa.

Bệnh quai bị nguy hiểm như thế nào, có thuốc điều trị không và làm sao để phòng ngừa căn bệnh này?
Chị Lê Ngọc Anh
(Cầu Giấy)

Quai bị là bệnh nhiễm khuẩn cấp do virus gây ra. Theo thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ mắc bệnh quai bị ở nước ta là 47 ca mắc/100.000 người. Bệnh lây theo đường hô hấp, qua bụi, nước và hơi thở truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành. Thời gian ủ bệnh thường từ 15 đến 25 ngày với các triệu chứng không rõ ràng như sốt, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, đau cơ… Bệnh này không gây tử vong nhưng có thể để lại nhiều di chứng như viêm tuyến mang tai, viêm tinh hoàn (đối với bệnh nhân nam), viêm vú, viêm buồng trứng (đối với nữ), viêm hạch tiết nhầy hoặc gây viêm tụy, màng não, viêm đa khớp, tuyến giáp, não…
Hiện không có thuốc đặc trị bệnh này (thuốc kháng sinh cũng không có tác dụng), chủ yếu điều trị bệnh theo cơ chế và triệu chứng. Cụ thể, để chống viêm tinh hoàn thì người bệnh có thể chườm nóng tinh hoàn, nằm nghỉ trong thời gian đau (5 - 7 ngày) và dùng một ít thuốc chống viêm, giảm đau; để chống viêm tuyến nước bọt thì chườm nóng vùng hàm, xúc miệng bằng nước sát trùng, ngậm chanh, ăn thức ăn lỏng trong những ngày đau và cách ly bệnh nhân tối thiểu trong vòng 9 ngày. Để chống viêm tụy, nên ăn hạn chế và không nên ăn ngon; để chống viêm não, bác sỹ điều trị dùng Corticoide truyền tĩnh mạch chọc dịch não...
Cách phòng lây nhiễm là cách ly người bệnh, khi người lành tiếp xúc với bệnh nhân thì phải đeo khẩu trang; mọi người nên tiêm vắc xin phòng bệnh (đối với trẻ thì tiêm sau 15 tháng tuổi).

Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp do tiếp xúc với các giọt nước bọt, hoặc các giọt chất tiết mũi họng của người bệnh được văng ra khi người bệnh ho hoặc nhảy mũi.

-    Nên sử dụng thuốc acetaminophen. Không nên dùng Aspirin cho trẻ em mắc bệnh quai bị. Aspirin có thể làm cho bệnh nghiêm trọng hơn .
-    Uống thật nhiều nước hoặc các loại nước trái cây để bù nước (bù dịch).
-    Nên ở nhà để tránh lây nhiễm sang cho người khác.
-    Nếu là bé trai bị mắc bệnh quai bị, thường sẽ bị đau nhức ở bìu. Để làm giảm đau nhức ở bìu nên để bé trai nằm thẳng   để bìu được nâng lên. Trong tư thế nằm, tinh hoàn 2 bên sẽ được nâng và làm chỗ dựa nâng đỡ cho cả bìu.
-    Có thể sử dụng túi lạnh chườm vào vùng bìu và cũng làm giảm cơn đau nhức.
-    Nên đi khám bác sĩ nếu cơn đau nhức, sưng ở cổ , và sốt mà không thuyên giảm trong vòng 7 ngày.
-    Nên đi đến Bác sĩ khi có các triệu chứng đặc biệt như nôn liên tục hoặc choáng.

Hình minh họa
Những việc nên tránh khi mắc bệnh quai bị  
-    Ho, hắt hơi, giao tiếp nhiều ở nơi công cộng
-    Không chịu nghỉ ngơi và không tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ
-    Không đến tham khám khi có biểu hiện cứng cổ hoặc đau đầu nặng.
Thời gian hồi phục
-    Bệnh quai bị thông thường là bệnh rất nhẹ ở trẻ em
-    Hầu hết các trường hợp đều hồi phục sau vài ngày. Cơn sốt sẽ giảm sau 3-4 ngày và các chỗ sưng và đau nhức sẽ giảm sau khoảng 1 tuần.
-    Tuy nhiên có một vài trường hợp xảy ra ở người trưởng thành phức tạp hơn ở trẻ em
-    Thỉnh thoảng đôi lúc mất thính giác tạm thời
-    Trẻ nam ở độ tuổi dậy thì và những người lớn, tinh hoàn có thể sẽ bị sưng lên và viêm tinh hoàn. Kèm theo sự viêm tinh hoàn là cảm giác rát, khó chịu.
-    Ở trẻ nữ ở độ tuổi dậy thì, buồng trứng có thể sẽ bị sưng lên và gây rát, gây khó chịu (chứng viêm buồng trứng), hoặc có thể bị sưng và đau ngực.
-    Bệnh quai bị còn là nguyên nhân khiến cho các cơ quan khác bị sưng lên và có cảm giác khó chịu. Tuyến tụy, màng não, tim, các khớp cũng có thể bị sưng lên và gây cảm giác khó chịu.
Lưu ý:
Những người đã bệnh quai bị là bệnh chỉ xảy ra 1 lần và không bao giờ mắc lại.

Bệnh Quai bị là bệnh gì?

Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do một loại siêu vi thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Biểu hiện chủ yếu của bệnh là sốt và sưng, đau một hoặc nhiều tuyến nước bọt. Thường gặp ở tuyến nước bọt mang tai, đôi khi có thể viêm ở tuyến nước bọt dưới lưỡi hoặc tuyến dưới hàm trên.

 

Bệnh thường xảy ra trong lứa tuổi nào và có khả năng gây thành dịch hay không?
Hơn 80% bệnh xảy ra ở trẻ em dưới 15 tuổi, thường gặp nhất là trẻ từ 6 - 10 tuổi. Người lớn cũng có thể bị mắc bệnh nếu không tiêm ngừa phòng bệnh trước đó. Khảo sát huyết thanh cho thấy gần 90% người lớn có phản ứng huyết thanh xác định đã bị nhiễm siêu vi quai bị từ trước.
Bệnh quai bị thường xảy ra vào mùa thu, mùa đông khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh, và bệnh gia tăng theo mùa. Dịch bệnh thường xuất hiện ở những nơi tập trung đông đúc như trường học, ký túc xá v.v… Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp do nước bọt bị nhiễm trùng khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Nước bọt của người bị bệnh quai bị có thể lây lan cho người khác 1 tuần trước khi sưng tuyến mang tai và kéo dài 2 tuần sau khi thấy sưng tuyến mang tai. Thời gian lây mạnh nhất vào khoảng 2 ngày trước khi viêm tuyến mang tai.
Làm sao để phát hiện bệnh?
Khi bị lây nhiễm, người bệnh sẽ có thời gian ủ bệnh trong vòng 2-3 tuần, thông thường vào khoảng 17-18 ngày, trong thời gian này người bệnh không có biểu hiện gì rõ rệt. Sau đó người bệnh có biểu hiện sốt nhẹ 38-39oC, đau cổ họng, người mệt mỏi, chán ăn, tuyến mang tai to dần và đau nhức.
Tuyến mang tai sưng to kèm đau nhức ở một bên, lan dần sang tuyến mang tai bên kia và sưng to đến khoảng 1 tuần thì từ từ nhỏ lại. Mặt da của tuyến mang tai thường đỏ, không nóng và ấn vào có cảm giác đàn hồi. Người bệnh cảm thấy khó nuốt và đặc biệt rất đau đớn khi nhai thức ăn hoặc uống các loại nước trái cây có vị chua như nước cam, nước chanh. Đây là dấu hiệu rất có giá trị để phát hiện những bệnh quai bị trong những thể không điển hình.
Bệnh dễ có biến chứng nguy hiểm không?
Tuy tỷ lệ tử vong do quai bị rất thấp (1/10000 trường hợp mắc) nhưng quai bị cũng có thể xảy ra một số biến chứng. Biến chứng thường gặp:
Đầu tiên là viêm não - màng não. Đây là biến chứng thường gặp ở trẻ em với tỷ lệ 25%, xảy ra vào ngày thứ 3-10 sau khi viêm tuyến mang tai với các triệu chứng sốt cao, nhức đầu, ói mửa, đôi khi có co giật, một số trường hợp có biểu hiện liệt giống sốt bại liệt. Tuy nhiên, diễn tiến của viêm não-màng não quai bị thường lành tính, ít để lại di chứng sau khi hết bệnh.
Thứ hai là viêm tinh hoàn. Biến chứng này hiếm gặp ở các trẻ em nhỏ trước tuổi dậy thì hoặc người lớn trên 50 tuổi, khoảng 20-30% các trường hợp gặp ở trẻ em trai trong tuổi dậy thì. Viêm tinh hoàn xuất hiện trong khoảng 7-10 ngày sau khi sưng tuyến mang tai. Phần lớn viêm tinh hoàn chỉ xảy ra ở một bên với biểu hiện sốt cao, lạnh run, nôn ói, đau bụng, dịch hoàn sưng to và đau nhức. Tình trạng này kéo dài khoảng 3-7 ngày thì giảm bớt, khoảng 30% có thể đưa đến teo tinh hoàn nhưng tỷ lệ gây vô sinh chỉ khoảng 13% mà thôi.
Ngoài ra, một số biến chứng khác hiếm gặp khác như viêm tụy cấp có thể tạo thành các nang giả ở tụy tạng; viêm buồng trứng với biểu hiện đau bụng, rong kinh và thường khó phát hiện hơn viêm tinh hoàn ở nam; đối với phụ nữ mang thai mắc bệnh quai bị, có thể gây sẩy thai nếu nhiễm trong ba tháng đầu của thai kỳ, sinh non hoặc thai chết lưu nếu nhiễm trong ba tháng cuối của thai kỳ.
Người bệnh cần phải được điều trị và chăm sóc như thế nào?
Người bệnh nên đến cơ sở y tế để được khám và điều trị đúng cách. Với trường hợp viêm tuyến mang tai không biến chứng thì nên nằm nghỉ nhiều, trẻ còn đi học nên cho nghỉ học. Đắp ấm vùng tuyến mang tai, chăm sóc răng miệng, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu và nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Trong trường hợp có biến chứng viêm tinh hoàn thì nên mặc quần lót nâng dịch hoàn để giảm đau nhức. Chú ý vệ sinh cá nhân và tẩy uế các chất dịch tiết của người bệnh. Một điều khác nữa là cần tránh bôi hoặc đắp những thứ thuốc dân gian như vôi, trầu nhai… ở tuyến mang tai để tránh tình trạng nhiễm độc.
Chích ngừa quai bị có phòng ngừa được bệnh và chích lúc nào là tốt nhất?
Hiện nay bệnh quai bị chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng bệnh có thể phòng ngừa được nhờ vào vaccin chủng ngừa. Thuốc chủng này có thể dùng cho bất cứ lứa tuổi nào trên 1 tuổi, đặc biệt là thanh thiếu niên trước tuổi dậy thì. Vaccin chủng ngừa này an toàn, không gây sốt, khả năng bảo vệ cao. Hơn 95% trường hợp đã tiêm chủng được miễn dịch kéo dài rất lâu, có thể suốt đời và thuốc có thể sử dụng cùng lúc với các vaccin khác như sởi, sốt bại liệt v.v…
Làm cách nào để ngăn chận bùng phát thành dịch?
Điều trước tiên là người bệnh phải ở nhà, không đi làm, không đi học, hạn chế tiếp xúc với người bệnh, khi tiếp xúc phải mang khẩu trang. Thời gian cách ly người bệnh trong khoảng 10 ngày kể từ khi bắt đầu sưng tuyến mang tai. Ở trường học, khi phát hiện trẻ mắc bệnh quai bị thì cần cho nghỉ học ngay để tránh lây cho học sinh khác.
Trong thời gian dịch phát triển mọi người nên thường xuyên rửa tay với xà phòng, đảm bảo vệ sinh cá nhân hằng ngày. Làm sạch đường hô hấp bằng cách súc miệng với dung dịch nước muối hoặc các dung dịch sát khuẩn đường mũi họng có bán tại các hiệu thuốc tây. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh. Hạn chế tới những nơi tập trung đông người, đặc biệt tại các phòng chật hẹp nơi đang có dịch. Tăng cường sức khỏe bằng ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập luyện thể dục và nghỉ ngơi hợp lý. Cần đến khám tại các cơ sở y tế ngay khi có biểu hiện bệnh.

Quai bị tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng gây nhiều biến chứng nguy hiểm, để lại hậu quả nặng nề. Điều đáng tiếc là, rất nhiều người lại có những suy nghĩ sai lầm về căn bệnh này.

 

Nam giới mắc quai bị là vô sinh

Rất nhiều người cho rằng, nam giới mắc quai bị sẽ mất khả năng sinh con. Chính vì vậy, không ít nạn nhân vì tai tiếng bị quai bị mà khó lấy vợ.

Anh Hưng ở Sóc Sơn, Hà Nội là một trường hợp điển hình rơi vào hoàn cảnh trớ trêu như vậy. Năm 27 tuổi, dự định cuối năm cưới vợ nhưng đầu hè anh đột nhiên anh bị sưng mang tai bên phải nhưng nghĩ rằng viêm tuyến nước bọt bình thường, dán cao dán vài ngày sẽ khỏi nên anh không đến bác sĩ kiểm tra.

Dán cao 4 ngày, đến nỗi vết dán phồng rộp vì nóng nhưng chỗ sưng không những không giảm chút nào mà người anh bắt đầu có dấu hiệu sốt nhẹ. Nhưng anh vẫn mua thuốc về uống rồi "đánh liều" ở nhà thêm vài ngày, đến khi sốt cao anh mới đến bệnh viện huyện khám. Bác sĩ cho biết, anh bị quai bị có dấu hiệu biến chứng nên chuyển lên tuyến trên.

Chuyển ra bệnh viện tuyến trung ương, cũng may chưa xảy ra biến chứng gì, điều trị mấy ngày sau thì anh khỏi bệnh. Hay tin anh bị quai bị, gia đình bạn gái kịch liệt phản đối chuyện cưới hỏi vì nghĩ anh bị quai bị và phải chuyển viện như vậy thì sẽ không còn khả năng sinh con. Nghe lời gia đình, bạn gái anh quyết định chia tay. Biết khó lấy vợ làng vì tai tiếng kia, anh rời quê đi làm ăn rồi quen một cô gái tỉnh xa. Sau hai năm, anh kết hôn và vẫn có được bé trai đầu lòng.

Phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, quai bị là bệnh bệnh lành tính, tỷ lệ biến chứng rất thấp, chỉ chiếm 1/1000. Nam giới có thể gặp biến chứng viêm tinh hoàn sau khi sưng tuyến mang tai từ 7-10 ngày, không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến ống dẫn tinh có thể gây vô sinh. Tuy nhiên, bác sĩ Dũng cũng khẳng định không phải ai bị viêm tinh hoàn cũng dẫn đến vô sinh. Như bệnh nhân trên cũng bị quai bị, nhưng vẫn có thể có con.
Bệnh không tìm đến người lớn

Một suy nghĩ sai lầm nữa là quai bị chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ, tuổi vị thành niên, trưởng thành rồi thì miễn dịch hoàn toàn nên không cần có ý thức phòng bệnh. Thực tế, bệnh này có thể gặp ở bất kì đối tượng nào và ở các độ tuổi. Người lớn cũng có thể bị mắc bệnh nếu không tiêm ngừa phòng bệnh trước đó. 

Như trường hợp bệnh nhân Hưng ở trên, dù đã 27 tuổi nhưng anh vẫn bị quai bị. Cũng may anh đến viện xử lý kịp thời nên tránh được những hậu quả đáng tiếc. Ngoài anh Hưng, rất nhiều người lớn khác cũng từng bị bệnh nhưng vì suy nghĩ sai lầm mà chậm trễ việc điều trị dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Vì suy nghĩ sai lầm này mà không ít bệnh nhân đến viện đều trong tình trạng bệnh đã nặng, để xảy ra biến chứng như viêm tụy cấp, viêm não, người thì viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng ở phụ nữ... Lúc này việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn, vừa mất thời gian lại tốn kém và phải theo dõi biến chứng trong vòng 5 năm.

Bác sĩ Dũng khuyến cáo quai bị một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do một loại siêu vi thuộc họ Paramyxoviridae gây ra và rất dễ lây qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt bệnh nhân. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ từ 3 tuổi trở lên, đặc biệt là trẻ ở tuổi học đường 5-6 tuổi. Biện pháp phòng bệnh tốt nhất là tiêm văcxin.

Bác sĩ Dũng cũng lưu ý, với những trẻ bị suy giảm miễn dịch như đang dùng corticoid, bị thận hư, khớp... nguy cơ bị biến chứng cao hơn nên bố mẹ cần chú ý theo dõi để đưa con đến viện kịp thời tránh những hậu quả đáng tiếc. Đặc biệt, không nên bôi hoặc đắp những thứ thuốc dân gian như bôi vôi, bã trầu hoặc châm chọc ở tuyến mang tai...  để tránh tình trạng nhiễm trùng và bệnh nặng thêm.

Người bệnh nên đến cơ sở y tế để được khám và điều trị đúng cách. Với trường hợp viêm tuyến mang tai không biến chứng thì nên nằm nghỉ nhiều. Người bệnh cần giữ ấm vùng tuyến mang tai, chăm sóc răng miệng, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu và nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Trong trường hợp có biến chứng viêm tinh hoàn thì nên mặc quần lót nâng dịch hoàn để giảm đau nhức.

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Bệnh do virút có tên khoa học là Paramyxovirút gây nên, bệnh chỉ xuất hiện ở người, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, nhất là trẻ từ 6 - 10 tuổi. Bệnh thường phát vào mùa đông xuân, khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh, đặc biệt là thời gian giáp Tết. Bệnh xuất hiện ở những nơi đông người như: nhà trẻ, trường học, ký túc xá, khu tập thể… Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp do nước bọt bị nhiễm trùng khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Bệnh có thể lây cho người tiếp xúc ở một tuần trước khi tuyến mang tai sưng và kéo dài 2 tuần sau khi thấy sưng tuyến mang tai.

 
          Về triệu chứng, sau thời gian ủ bệnh từ 15 - 21 ngày, virút phát triển ở niêm mạc miệng, sau đó xâm nhập vào máu gây viêm các cơ quan. Viêm tuyến mang tai là thể điển hình nhất. Trẻ sốt 38 - 39oC, nhức đầu, mệt mỏi, ăn ngủ kém. Viêm và sưng tuyến mang tai, da căng phồng lên, không đỏ, đau, miệng khô và khó nuốt. Thường 4 - 5 ngày sau thì hết sốt, sưng đau giảm dần và khỏi.
 
          Bệnh quai bị ở người lớn thường nặng và có nhiều biến chứng hơn ở trẻ em. Có thể có các biến chứng sau: viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, biến chứng này thường xảy ra sau đợt viêm tuyến mang tai thì xuất hiện tinh hoàn sưng to, đau, mào tinh căng phù như một sợi dây thừng, tình trạng viêm và sốt có thể kéo dài, có khoảng 1/3 trường hợp dẫn đến teo tinh hoàn và có thể dẫn đến tình trạng vô sinh sau này. Viêm buồng trứng ở bé gái thường gặp ở tuổi dậy thì, ít để lại di chứng vô sinh. Biến chứng viêm tụy là một biểu hiện nặng của quai bị, bệnh nhân bị đau bụng nhiều, ói, có khi tụt huyết áp.
 
          Về điều trị, hiện nay quai bị chưa có thuốc đặc trị, mà chủ yếu là điều trị triệu chứng và nâng đỡ cơ thể. Nằm nghỉ tuyệt khi có sưng tinh hoàn. Cần cách ly bệnh nhân ít nhất 10 - 15 ngày từ khi phát hiện bệnh. Vệ sinh răng miệng, ăn lỏng, giảm đau và hạ sốt bằng paracetamol. Trường hợp viêm tinh hoàn, cần mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau và dùng corticoid liều cao ngay từ đầu, thường dùng prednisolon 60mg/ngày, sau đó giảm dần trong 7 - 10 ngày.
 
          Về phòng bệnh, điều trước tiên là người bệnh phải được cách ly tại nhà, không đi học, hạn chế tiếp xúc với người bệnh, khi tiếp xúc phải mang khẩu trang. Thời gian cách ly người bệnh trong khoảng 10 ngày kể từ khi bắt đầu sưng tuyến mang tai. Ngày nay thường được tiêm phòng để tạo miễn dịch chủ động như dùng vắc-xin Trimovax hay MMR, vắc-xin không nên tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi, tuy nhiên nếu trẻ sống trong môi trường dịch bệnh, có thể tiêm ngừa từ 9 tháng tuổi. Không tiêm cho phụ nữ có thai, người bị dị ứng với vắc-xin, người đang dùng thuốc gây giảm miễn dịch như: corticoid, thuốc điều trị ung thư, người đang điều trị với tia phóng xạ…
 

Trong dân gian người ta thường hay truyền miệng là bệnh quai bị gây vô sinh, đặc biệt là với nam giới. Điều này làm không ít quý ông trưởng thành lo lắng. Vậy thực hư của lời truyền miệng này là như thế nào?


Đối tượng mắc bệnh quai bị


Tuổi nào cũng có thể bị bệnh quai bị, khả năng mắc bệnh ở nam cao hơn nữ. Hơn 80% bệnh xảy ra ở trẻ em dưới 15 tuổi, thường gặp nhất là trẻ từ 6 - 10 tuổi.

Người lớn cũng có thể bị mắc bệnh nếu không tiêm ngừa phòng bệnh trước đó. Khảo sát huyết thanh cho thấy gần 90% người lớn có phản ứng huyết thanh xác định đã bị nhiễm siêu vi quai bị từ trước

Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp do nước bọt bị nhiễm trùng khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi.

Nước bọt của người bị bệnh quai bị có thể lây lan cho người khác 1 tuần trước khi sưng tuyến mang tai và kéo dài 2 tuần sau khi thấy sưng tuyến mang tai. Thời gian lây mạnh nhất vào khoảng 2 ngày trước khi viêm tuyến mang tai.

Bệnh rất dễ lây và cho miễn dịch bền vững sau khi khỏi bệnh (không mắc lại bệnh lần 2).

Bệnh quai bị có gây vô sinh hay không?




Nói chung, bệnh quai bị có diễn biến lành tính, các triệu chứng thoái lui trong vòng khoảng 10 ngày và không để lại di chứng gì.

Nhưng đối với bệnh nhân lớn tuổi thường cường độ các triệu chứng toàn thân (sốt, đau đầu…) tăng hơn, các biến chứng hay gặp hơn và thường có thể để lại hậu quả xấu. Tỷ lệ tử vong do quai bị rất thấp (1/10000 trường hợp mắc). Biến chứng thường gặp:

-  Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn: Có tỷ lệ 20-35% ở người sau tuổi dậy thì. Biến chứng này thường xảy ra sau đợt viêm tuyến mang tai khoảng 7-10 ngày nhưng cũng có thể xuất hiện trước hoặc đồng thời. Tinh hoàn sưng to, đau, mào tinh căng phù như một sợi dây thừng.

Tình trạng viêm và sốt kéo dài 3-7 ngày, sau đó khoảng 1/2 trường hợp tinh hoàn teo dần và có thể dẫn đến tình trạng giảm số lượng tinh trùng và vô sinh.

- Trong dân gian, thường hay truyền miệng là bệnh quai bị gây vô sinh, nhưng thực tế không hoàn toàn đúng như vậy.

Không phải trường hợp nào cũng có biến chứng viêm tinh hoàn. Nếu có biến chứng viêm tinh hoàn mà được điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh cũng khỏi không gây di chứng vô sinh. Dù có biến chứng viêm tinh hoàn gây teo, nhưng chưa chắc đã bị teo cả hai bên, vì vậy vẫn có thể có con.




Trong trường hợp nặng biến chứng viêm tinh hoàn không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách gây teo cả hai tinh hoàn,  gây vô sinh.

Những biến chứng khác thường gặp của bệnh quai bị

- Nhồi máu phổi: Là tình trạng có vùng phổi bị thiếu máu nuôi dưỡng, có thể tiến đến hoại tử mô phổi. Nhồi máu phổi là biến chứng có thể xảy ra sau viêm tinh hoàn do quai bị vì hậu quả của huyết khối từ tĩnh mạch tiền liệt tuyến.

-  Viêm buồng trứng: Có tỷ lệ 7% ở nữ sau tuổi dậy thì, ít khi dẫn đến vô sinh.

- Viêm tụy: Có tỷ lệ 3%-7%, là một biểu hiện nặng của quai bị. Bệnh nhân bị đau bụng nhiều, ói, có khi tụt huyết áp.

-  Các tổn thương thần kinh:

* Viêm não: Có tỷ lệ 0,5%. Bệnh nhân có các hiện tượng như: thay đổi tính tình, bứt rứt, khó chịu, nhức đầu, co giật, rối loạn tri giác, rối loạn thị giác, đầu to do não úng thủy.

* Tổn thương thần kinh sọ não: Dẫn đến điếc, mù.





* Viêm tủy sống cắt ngang.

* Viêm đa rễ thần kinh.

- Những phụ nữ bị quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sẩy thai hoặc sinh con dị dạng.

- Bị quai bị trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu.

Quai bị là một loại viêm tuyến nước bọt mang tai do một loại virus, lây lan qua đường hô hấp. Virus có ái tính đặc biệt với tuyến nước bọt, tinh hoàn và hệ thần kinh. Bệnh thường gặp ở trẻ nam tuổi từ 5-15.

 

Triệu chứng

Giống như tất cả các bệnh do virus khác, khi bị nhiễm bệnh, bệnh nhân sốt cao có thể lên đến 40o, đau và sưng (không đỏ) một hoặc hai bên góc hàm. Sau 7-10 ngày các triệu chứng thuyên giảm dần và khỏi bệnh. ở một số trường hợp đặc biệt có thể kèm luôn viêm tinh hoàn.
Viêm tinh hoàn chỉ là một trong những biến chứng hay sảy ra nhất của quai bị. Sau 7-10 ngày, bệnh quai bị đã thuyên giảm, đột nhiên bệnh nhân lại sốt cao 39-40o, tinh hoàn một hoặc hai bên sưng nóng đỏ đau. Sau khoảng 10 ngày triệu chứng này cũng thuyên giảm và khỏi.

Chẩn đoán

Bệnh nhi nhất là nam giới, sốt cao, một hoặc hai bên góc hàm sưng, đau, khó nhai và nuốt, đặc biệt là có sưng nóng đỏ đau tinh hoàn một hoặc hai bên thì chắc chắn là bị quai bị. Ngoài ra cũng gặp quai bị ở trẻ nữ, nhưng nói chung hiếm và cũng gây biến chứng viêm buồng trứng.
Xét nghiệm: không có xét nghiệm đặc hiệu nào.
Ðiều trị: trong thời gian bị bệnh phải:
  • Nằm nghỉ, đặc biệt khi có sưng tinh hoàn thì phải nghỉ tuyệt đối.
  • Chườm nóng vùng góc hàm.
  • Dùng thuốc hạ sốt, an thần, giảm đau.
  • Súc miệng nước muối hoặc các chất sát trùng khác.
  • Ăn nhẹ.
  • Nếu có biến chứng viêm tinh hoàn có thể dùng corticoid.
  • Ðặc biệt phải cách ly bệnh nhân, vì rất hay lây.

Biến chứng

Thường gặp nhất là viêm tinh hoàn, ngoài ra một số trường hợp hiếm có biến chứng viêm màng não, viêm não, viêm tụy tạng.
Trong dân gian, thường hay truyền miệng là bệnh quai bị gây vô sinh, nhưng thực tế không hoàn toàn đúng như vậy. Vì:
  • Không phải trường hợp nào cũng có biến chứng viêm tinh hoàn.
  • Nếu có biến chứng viêm tinh hoàn mà được điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh cũng khỏi không gây di chứng vô sinh.
  • Dù có biến chứng viêm tinh hoàn gây teo, nhưng chưa chắc đã bị teo cả hai bên, vì vậy vẫn có thể có con. Trong trường hợp nặng biến chứng viêm tinh hoàn không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách gây teo cả hai tinh hoàn, gây vô sinh.

Con trai tôi cháu được 2 tuổi, hôm qua bi xưng ỏ cơ, phần dưới tai rất to. Tôi nghi ngờ cháu bị quai bị. Vậy cho tôi hỏi những dấu hiệu của bệnh quai bị là gì và tình trạng cháu nhà tôi như thế nào?

Bệnh quai bị là một bệnh cấp tính, gây dịch do virut gây bệnh quai bị, có ác tính đặc biệt với hệ thống thần kinh, tuyến nước bọt, tinh hoàn, buồng trứng, tuỵ, và có thể gây viêm màng não.
Mầm bệnh: Là virút lây truyền qua đường hô hấp. Thời gian ủ bệnh thường 18 – 21 ngày. tồn tại trong nước bọt bệnh  nhân 1 ngày trước khi sưng tuyến mạng tai, và tồn tại tiếp trong vòng 6 ngày.
Dịch thường xuất hiện vào mùa hè nơi đông đúc, nhất là tuổi từ 5 đến 15 và trong bộ đội.
Triệu chứng bệnh:
-         Nhiễm trùng khởi đầu phần nhiều không đột ngột, bệnh nhân thấy khó chịu, sợ gió, nhức đầu, đau trước tai. Sau đó một bên tuyến mang tai bắt đầu sưng, rồi 2 – 3 gnày hôm sau lan sang bên kia. Chõ sưng đau nhưng không tấy đỏ, da bóng lên, ấn không lún, không hoá mủ, họng hơi đỏ, lỗ ống Stenon hơi tấy lên.
-         Các tuyến nước bọt khác cũng có thể có viêm, nhưng ít khi đơn độc. Trong thơidf gian sốt có thể đến 40 độ. Phần nhiều lui bệnh sau 1 tuần.
-         Có thể có viêm tinh hoàn: phần nhièu hậu phát 5 dến 10 ngày sau k hi sưng tuyến mang tai, có thể tieen phát và riêng lẻ phải nghĩ đến bệnh quai bị để khỏi phải chẩn đoán sai. Biểu hiện là có sốt trở lại 39 – 40 dộ. Bệnh nhân trằn trọc, có khi mê sảng. Một bên tinh hoàn sưng to, đau, tấy đỏ lên, nếu cả hai bên bị sưng thì có thể gây vô sinh. Khỏi sau10ngày nhưng phải sau 2 tháng mới bíêt rõ có teo hay không. Phụ nữ có thể có viêm buồng trứng.
-         Có thể gặp viêm màng não, viêm não và tuỵ tạng nhưng phần lớn đều tự khỏi không để llại di chứng trong vài ngày.
-         Cần phân biệt với viêm tuyến hoá mủ do tạp khuẩn hay gặp trong bệnh thương hàn, nhọt ống tai, nổi hạch ở cổ, viêm xxương hàm, sỏi trong ống Stenon (hiếm)
-         Sau giai đoạn khỏi bệnh, hoặc tiêm văcxin thường cơ thể có miễn dịch kéo dài. Hiện nay người ta có thể dùng test da để phát hiện tình trạng có miễn dịch (đã từng mắc bệnh hay được tiêm phòng văcxin). Nếu test này âm tính chứng tỏ cơ thể thiếu hụt miễn dịch qua trung gian tế bào với virut quai bị do chưa được tiêm phòng hoặc đã tiêm phòng nhưng cơ thể chưa tạo được kháng thể để phòng chống virut.
Điều trị:
-         Nằm nghỉ trong suốt thời gian còn sốt và sưng để tránh gây tổn thương tuyến sinh dục.
-         Vệ sinh miệng bằng nước muối ấm, hoặc nước sát trùng miệng.
-         Có thể dùng thuốc giảm đau thông thường như paracetamon, an thần nhẹ. Không đắp cao dán, không chườm nước nóng.
-         Nếu có viêmtinh hoàn, nên nằm yên, mặc quần sịp cho bé để nâng hạ nang cho khỏi bị sa xuống, cho uống thuốc chống viêm giảm đau theo y lệnh của bác sĩ.
-         Nếu có viêm màng não nên điều trị tại bệnh viện.

Bé nhà bạn đã tiêm phòng vacxin quai bị, nếu bác sĩ đã loại trừ hiện nay bé không mắc quai bị thì có thể là viêm hạch cổ. Bạn hãy tin tưởng với chẩn đoán và tuân thủ phác đồ điều trị để đạt kết quả tốt, giúp bé mau bình phục.

 

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, dễ lây lan thành dịch, đặc biệt ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Bệnh thường gặp vào mùa đông - xuân. Mầm bệnh quai bị là virus thuộc họ myxovirus. Nguồn lây bệnh quai bị là người đang mắc bệnh quai bị. Đường lây truyền bệnh là không khí qua đường hô hấp. Bệnh có một số biến chứng nguy hiểm.

 

Biểu hiện của bệnh quai bị
Bệnh quai bị gặp chủ yếu là viêm tuyến nước bọt (tuyến mang tai). Kể từ khi virus quai bị vào cơ thể cho đến khi có triệu chứng lâm sàng đầu tiên thời gian kéo dài khoảng từ vài ba tuần lễ. Giai đoạn này người ta gọi là thời kỳ nung bệnh. Bệnh xuất hiện sốt cao đột ngột, đau đầu, mệt mỏi toàn thân, ăn ngủ kém. Với các triệu chứng này ở giai đoạn tiên phát có thể nhầm với một số bệnh khác.
Sau khi sốt cao từ 1 đến 3 ngày thì tuyến nước bọt bị sưng to. Đầu tiên là sưng một bên, sau vài ngày tiếp tục sưng tuyến nước bọt còn lại. Đặc điểm của sưng tuyến nước bọt là sưng 2 bên thường không đối xứng (có nghĩa một bên sưng to, một bên nhỏ hơn). Tuyến nước bọt có khi sưng lên rất to làm cằm, cổ bạnh ra làm biến dạng cả mặt. Da vùng tuyến nước bọt sưng, căng, bóng, không đỏ, sờ vào vùng da đó thấy nóng và bệnh nhân kêu đau. Người ta thường quan sát 3 điểm đau điển hình của bệnh quai bị trong dấu hiệu viêm tuyến nước bọt là góc thái dương-hàm, điểm mỏm xương chũm và góc xương hàm dưới. Nhiều bệnh nhân vì đau mà gây nên khó nhai, khó nuốt. Triệu chứng sốt thường kéo dài trong vòng 10 ngày, sau khi hết sốt thì hiện tượng sưng tuyến nước bọt cũng giảm dần. Hậu quả của viêm tuyến nước bọt do virus quai bị là không bị hóa mủ (trừ khi có bội nhiễm thêm vi khuẩn khác), đây là một đặc điểm nên lưu ý trong chẩn đoán bệnh quai bị.
Các bộ phận có thể bị tổn thương
Virus quai bị có thể gây tổn thương nhiều cơ quan của cơ thể, nhưng bộ phận đánh lo ngại nhất của bệnh quai bị là gây viêm tinh hoàn cho nam giới. Viêm tinh hoàn do virus quai bị thường hay gặp nhất ở lứa tuổi đang dậy thì và cả lứa tuổi trưởng thành (thanh thiếu niên). Tỷ lệ bị viêm tinh hoàn còn tùy thuộc vào từng vụ dịch (tức là phụ thuộc vào độc lực của virus), tình trạng sức đề kháng của cơ thể. Có một số tác giả cho rằng khoảng từ 10 đến 30% có kèm theo viêm tinh hoàn. Đặc điểm của viêm tinh hoàn thường xảy ra một bên. Tỷ lệ viêm tinh hoàn 2 bên ít hơn. Sau khi viêm tuyến nước bọt từ 5 đến 7 ngày thì xuất hiện viêm tinh hoàn. Bệnh nhân thấy xuất hiện sốt trở lại, đôi khi nhiệt độ còn tăng hơn lúc ban đầu của viêm tuyến nước bọt. Tinh hoàn sưng to, đau. Sờ vào tinh hoàn thấy chắc. Da bìu bị phù nề rõ rệt, căng, bóng, đỏ.
Ngoài ra người ta còn thấy kèm theo có viêm mào, thừng tinh hoàn, thậm chí xuất hiện tràn dịch màng tinh hoàn trong những trường hợp bệnh nặng. Bệnh kéo dài từ 3-4 tuần lễ sau đó mới hết sưng, đau hẳn. Điều đáng lo ngại nhất của viêm tinh hoàn là có gây hậu quả teo tinh hoàn hay không? Muốn biết có bị teo tinh hoàn hay không phải theo dõi một thời gian dài khoảng vài tháng mới có thể biết chắc chắn. Cũng không nên lo lắng quá về bệnh của mình bởi vì tỷ lệ teo tinh hoàn do virus quai bị gây ra rất thấp, cũng chỉ khoảng 5%. Nếu teo tinh hoàn một bên thì mọi chức năng của tinh hoàn vẫn hoạt động bình thường, nhưng khi đã bị teo cả 2 bên tinh hoàn thì sẽ có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sinh dục và sinh sản.
Ngoài biến chứng viêm tinh hoàn ở nam giới thì nữ giới khi bị quai bị cũng có thể bị viêm buồng trứng tuy rằng tỷ lệ thấp. Viêm tụy, viêm não, màng não cũng có thể gặp trong bệnh quai bị nhưng không nhiều. Mặc dù những bệnh này gặp trong viêm quai bị là thấp nhưng rất nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng.
Khi bị bệnh quai bị nên làm gì?
Khi nghi là bị bệnh quai bị nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác, từ đây sẽ được chỉ định điều trị và có những tư vấn rất quan trọng, trong đó bao gồm cho bản thân người bệnh và cả bảo vệ cho người lành có nguy cơ mắc bệnh quai bị.
Đối với thể bệnh viêm tuyến nước bọt đơn thuần cần vệ sinh họng, miệng hàng ngày như súc họng, miệng bằng các dung dịch sát khuẩn nhẹ có bán tại các quầy dược phẩm như axit boric 5%, nước muối sinh lý và một số dung dịch sát khuẩn khác. Hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm, sinh tố, uống nhiều nước vì sốt làm mất nước, điện giải. Cần nghỉ ngơi tại giường tránh tiếp xúc với những người có nguy cơ cao mắc bệnh quai bị như lứa tuổi thanh thiếu niên, tối thiểu 10 ngày.
Đối với thể bệnh có viêm tinh hoàn cần nghỉ ngơi tại giường khi tinh hoàn vẫn còn sưng, đau. Cần thiết mặc đồ lót để treo nhẹ tinh hoàn lên. Đối với thể bệnh có viêm tinh hoàn, buồng trứng, rất cần có ý kiến của bác sĩ. Những bệnh viêm tụy, viêm não, màng não cần phải vào bệnh viện để được khám và theo dõi một cách chặt chẽ. Mặc dù hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh quai bị, đó là một thách thức lớn cho các thầy thuốc lâm sàng, nhưng các thuốc dùng trong mục đích điều trị hỗ trợ cũng không thể coi thường.
Nguyên tắc phòng bệnh quai bị
Cần cách ly người bệnh ít nhất 10 ngày không tiếp xúc với đối tượng có nguy cơ cao như lứa tuổi thanh thiếu niên. Người bệnh và người chăm sóc bệnh nhân cần đeo khẩu trang y tế đúng tiêu chuẩn để hạn chế đến mức tối đa virus lây sang người chăm sóc, từ đó lây cho người lành khác.
Đối với đối tượng có nguy cơ cao cần tiêm vacxin phòng bệnh. Đây là biện pháp có hữu hiệu nhất hiện nay để tạo cho cơ thể có đủ kháng thể đặc hiệu chống lại virus quai bị một cách chủ động, mỗi khi chúng xâm nhập vào cơ thể.

Quai bị (viêm tuyến mang tai) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus quai bị gây nên, lây trực tiếp qua đường hô hấp, gây thành dịch ở trẻ em, thường gặp là thanh thiếu niên. Virut vào họng, mũi, kết mạc, vào máu gây nhiễm khuẩn nhiễm độc, sau đó vào các tuyến nước bọt, mang tai, sinh dục (hoại tử các tế bào biểu mô, teo tắc), tuyến tụy (viêm hoại tử các tuyến nội ngoại tiết), thần kinh (viêm màng não, viêm não).

Thuốc uống:
Trường hợp bệnh nhẹ: Người bệnh thấy ê ẩm,  sau đó sưng nóng, đỏ, đau vùng dái tai, có thể phát sốt, đau đầu, mệt mỏi, nôn mửa, sưng tuyến mang tai một bên rồi hai bên, thời gian sưng 5 - 6 ngày rồi khỏi hoàn toàn (tất cả diễn biến từ 6 - 12 ngày).
Trường hợp bệnh nặng: Người bệnh sốt cao, mê sảng, viêm tuyến mang tai, viêm tinh hoàn, rêu lưỡi vàng, mạch hữu lực hoặc phù sác. Phép trị: thanh nhiệt giải độc là chủ yếu. Dùng bài Sài hồ cát căn thang: sài hồ 4g, ngưu bàng 12g, thăng ma 8g, cam thảo 4g, thiên hoa phấn 8g, cát căn 8g, hoàng cầm 8g, thạch cao 16g, cát cánh 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Khi sốt cao có thể dùng thêm: sài đất 12g, liên kiều 8g, ngưu bàng tử 10g, bồ công anh 16g, diếp cá 12g. Sắc uống ngày một thang.

 Xương rồng bà
Thuốc bôi:
Ngoài thuốc uống, nên kết hợp với các bài thuốc dân gian bôi ngoài để giảm sưng đau.
Bài 1: bồ công anh tươi 60 -120g, đem rửa sạch cả lá và rễ, thêm vào một lòng trắng trứng gà (thêm ít dấm cũng được), trộn đều, đem đắp chỗ đau, sau khi khô bỏ đi thay miếng khác.
Bài 2: lấy một nắm hoa cúc tươi (hoặc lá hoa cúc dại) rửa sạch giã nát như bùn, thêm ít dấm, đắp chỗ đau, khô bỏ đi, thay miếng khác.
Bài 3: lấy 1 - 2 miếng củ cải muối để lâu, đem đắp vào chỗ đau, ngày 2 - 3 lần.
Bài 4: lấy 50 gam xương rồng bà, giã nát, đắp vào chỗ đau, ngày 2 - 3 lần.
Bài 5: lấy 50 - 100g rau sam giã nát, đắp vào chỗ sưng, ngày 2 - 3 lần.
Bài 6: hạt gấc mài với dấm bôi vào chỗ viêm sưng, ngày 3 - 4 lần.
Bài 7: lá hẹ 600g, giã nát, bỏ vào thêm 3g muối ăn, trộn đều chia làm 3 phần đắp vào chỗ đau, khô thay miếng khác. Ngày 3 - 5 lần.
Các bài thuốc bôi trên làm hằng ngày đến khi hết sưng thì thôi.  

Người yêu em từng mắc bệnh quai bị và em rất lo lắng vì anh có thể bị vô sinh.

Chúng em yêu nhau được 2 năm và chuẩn bị kết hôn. Trong tình yêu cả hai đều rất hiểu và tôn trọng nhau. Ở bên anh em có cảm giác được bảo vệ và là nơi mình có thể trao yêu thương, gia đình anh cũng rất quý em.
Chỉ có một vấn đề khiến em băn khoăn đấy là anh đã bị quai bị khi còn nhỏ. Mà em nghe mọi người nói rằng những người bị quai bị sau này không có khả năng sinh con, em hoang mang quá. Dù yêu nhau mà không có con thì em rất buồn, làm sao để em biết được là anh có bị vô sinh không?
Trả lời:
Để bạn hiểu hơn về căn bệnh quai bị chúng tôi có thể nói qua rằng: Quai bị là bệnh nhiễm khuẩn do Myxo virus gây ra, bệnh chưa có thuốc đặc trị. Bệnh lây truyền qua nước bọt và nước tiểu của người bệnh và phổ biến ở quãng độ tuổi từ 3 - 14 tuổi, 5 - 9 tuổi và thanh niên 18 - 20 tuổi. Bệnh xuất hiện ở cả nam và nữ, tuy nhiên ở nam giới thường bị biến chứng nặng hơn.
 
Ở Việt Nam tuy bệnh quai bị đã giảm rất nhiều so với ngày xưa vì đã được tiêm phòng, nhưng vẫn còn khá nhiều người mắc bệnh quai bị. Nếu như theo điều bạn biết thì tất cả những chàng mắc bệnh quai bị đều vô sinh thì nguy hiểm quá. Nếu thế ở Việt Nam mình có rất nhiều người không thể sinh con.
Bạn phải biết rằng, dù kể cả con trai và con gái khi bị quai bị được chữa trị kịp thời, có biện pháp kiêng khem cẩn thận thì tỷ lệ biến chứng gần như không có, như vậy thì họ vẫn có khả năng sinh sản bình thường.
Còn nếu coi thường không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh quai bị có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, đái tháo đường do viêm tụy kéo dài đặc biệt có thể gây vô sinh đối với bé trai sau này do viêm tinh hoàn...
Bạn muốn biết chồng tương lai của mình có còn khả năng sinh sản hay không thì chỉ có một cách duy nhất là đi kiểm tra tinh dịch. Bằng biện pháp phân tích tinh dịch đồ các bác sĩ sẽ cho bạn kết luận chính xác nhất. Bạn hãy nói khéo để bạn trai không tự ái, hãy coi đây là cuộc kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân, chứ đừng chỉ quan tâm đến vấn đề người đàn ông có vô sinh hay không.
Cả hai bạn nên đi kiểm tra sức khỏe vì hiện tại bây giờ có khá nhiều các bạn trẻ đi kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân để đảm bảo cho cuộc sống tương lai được tốt hơn, thậm chí có những biện pháp can thiệp kịp thời cho cả hai nếu mắc phải những vấn đề về sức khỏe.

Đối với phụ nữ, khi bị bệnh quai bị nếu kiêng khem không đúng cách cũng có thể gây biến chứng đến cơ quan sinh sản như viêm buồng trứng.

Viêm buồng trứng vì điều trị bệnh quai bị không đúng cách

Tuy quai bị là bệnh lành tính nhưng di chứng để lại có thể rất lớn. Đối với nam giới quai bị có thể gây biến chứng viêm tinh hoàn dẫn đến vô sinh nam. Phụ nữ bị quai bị điều trị không đúng cách cũng ảnh hưởng rất lớn đến cơ quan sinh sản, điển hình là viêm buồng trứng. 

Mặc dù tỷ lệ viêm buồng trứng ở nữ giới xảy ra thấp hơn tỷ lệ viêm tinh hoàn ở nam giới nhưng không có nghĩa là nữ giới tránh được biến chứng quai bị.

Cưới chồng chưa bao lâu, chị Bảo Trân ở Phú Xuyên, Hà Nội mắc quai bị đúng vào mùa thu hoạch lúa. Dâu mới về nhà chồng, mặc dù bị bệnh nhưng chị không dám nghỉ ngơi nhiều. Chỉ nằm nghỉ được vài ba hôm, chị lại làm việc như bình thường mà không cho ai biết mình bị quai bị. 

Mấy ngày sau chị có cảm giác khó chịu, ăn kém, sốt, đôi khi rét, đau họng và đau góc hàm. Sau đó, tuyến mang tai bên phải sưng to dần. Vùng sưng nhanh chóng lan đến má, dưới hàm kèm theo cảm giác đau ở vùng tuyến bị sưng. 

Đắp lá thuốc hàng tuần nhưng bệnh không giảm mà có dấu hiệu nặng hơn. Cuối cùng chị phải nhập viện, điều trị khỏi quai bị bác sĩ phát hiện chị bị viêm buồng trứng cần sớm điều trị.


Ảnh minh họa

Tương tự, chị Thanh Thảo Từ Sơn, Bắc Ninh lấy chồng 2 năm nay vẫn chưa có con, đi khám bác sĩ cho biết chị bị suy buồng trứng dẫn đến việc khó thụ thai.

Trước khi làm đám cưới hai vợ chồng đã đưa nhau đi khám sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân. Hai vợ chồng vui mừng khi nhận kết quả cả hai đều bình thường, cưới xong sẽ tính chuyện sinh con luôn.

Tuy nhiên, cưới chưa bao lâu chị Thảo lây bệnh quai bị từ em trai trong một lần về thăm em bệnh. Một phần vì cho rằng bệnh chỉ nguy hiểm với nam giới chứ phụ nữ thì không vấn đề gì, phần nữa do việc nhiều sợ ùn đống đến lúc xử lý không xuể chị vẫn “đội” mưa, gió đi làm. Hậu quả là chị phải vào viện điều trị hơn 1 tuần.

Cho tới bây giờ, khi không thể thụ thai, đi khám chị mới biết mình bị suy buồng trứng.

Không nên chủ quan với quai bị

Bệnh quai bị có thể xảy ra ở mọi người vào mùa bất kỳ mùa nào trong năm. Quai bị tuy là bệnh lành tính nhưng để lại nhiều di chứng đáng sợ, nguy hiểm nhất là viêm tinh hoàn ở nam giới dẫn đến vô sinh. Như vậy không có nghĩa là phái nữ không ảnh hưởng gì, biến chứng quai bị có thể xảy ra ở bất kỳ người nào.

Theo bác sĩ Nguyễn Hoài Bắc, Bệnh viện Việt Đức, bệnh quai bị không ngoại trừ ai, từ trẻ em, người lớn, nam giới, phụ nữ, tuy nhiên độ tuổi mắc nhiều nhất từ 5-15 tuổi. Khi tiết trời vừa nóng, vừa ẩm, độ ẩm trong không khí cao là điều kiện phát tán các loại virus, mầm bệnh như quai bị.

Quai bị thực chất là bệnh viêm tuyến mang tai do virus gây ra. Bệnh lây truyền trực tiếp bằng đường hô hấp, hay gây thành dịch trong trẻ em, thanh thiếu niên. Khi virus xâm nhập vào cơ thể virus phát triển nhân lên trong biểu mô đường hô hấp trên và các tổ chức hạch bạch huyết vùng cổ. Sau đó virus an tràn theo đường máu đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Triệu chứng ban đầu thường là sốt, mệt mỏi, đau đầu, sưng và đau một hoặc nhiều tuyến nước bọt. Bệnh tuy lành tính những cũng có khả năng gây nhiều biến chứng như: Viêm tụy, viêm thần kinh, viêm cơ tim, viêm buồng trứng, viêm tinh hoàn.

Với chị em phụ nữ, khi bị quai bị không kiêng khem, điều trị không đúng cách cũng có thể gây biến chứng đến các cơ quan sinh sản như viêm buồng trứng. Mặc dù, tỷ lệ viêm buồng trứng ở nữ giới xảy ra thấp hơn tỷ lệ viêm tinh hoàn ở nam giới nhưng không có nghĩa là hiếm gặp.

Tuy nhiên, bác sĩ Bắc khuyên, đối với phụ nữ khi phát hiện các triệu chứng quai bị nên có chế độ kiêng kem và điều trị hợp lý. Trước khi lên kế hoạch mang bầu, tốt nhất chị em nên tiêm phòng quai bị. Không nên đến khi mang thai mới tiêm phòng quai bị, tránh mang thai ít nhất một tháng sau khi tiêm phòng chứng bệnh này.

Vì quai bị là bệnh dễ lây nên tránh tiếp xúc với những người mắc quai bị để tránh lây nhiễm.

Mùa đông xuân là thời điểm bùng phát quai bị. Nhiều người cho rằng chỉ có trẻ con mới bị, khi đã bị biến chứng viêm tinh hoàn thì sẽ dễ vô sinh về sau. Điều cha mẹ cần biết về bệnh quai bị trẻ em. 

 

Bệnh quai bị do virus gây nên, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ từ 3 tuổi trở lên, đặc biệt là trẻ ở tuổi học đường 5-6 tuổi. Bệnh rải rác quanh năm, nhưng thường gặp nhiều vào cuối đông, đầu xuân.
1. Trẻ trai mắc quai sẽ bị vô sinh

Diễn biến bệnh thường nhẹ, trẻ có thể hơi sốt, mệt mỏi, ho, sau đó thấy sưng, đau một bên mang tai rồi đau cả hai bên. 5-7 ngày sau bệnh có thể tự hết nếu diễn biến thông thường.

Đây là một bệnh lành tính, tỷ lệ biến chứng không nhiều, chỉ là một phần một nghìn. Trẻ trai có thể bị viêm tinh hoàn, xuất hiện trong khoảng 7-10 ngày sau khi sưng tuyến mang tai. Nếu không được điều trị kịp thời tình trạng viêm nặng hơn, sẽ ảnh hưởng đến ống dẫn tinh, một trong nhiều nguyên nhân gây vô sinh. Nhưng không phải trẻ nào bị viêm tinh hoàn cũng dẫn đến vô sinh, phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai, cho biết.

Khoảng 13% trẻ bị viêm tinh hoàn bị biến chứng vô sinh. Thực tế biến chứng này thường không hay xảy ra ở trẻ trước tuổi dậy thì.

Ngoài ra trẻ cũng có thể bị viêm não, màng não, với các triệu chứng như sốt cao, nhức đầu, ói mửa, cứng cổ... cũng có khi bị co giật. Biến chứng ở não thường gặp ở trẻ với tỷ lệ 25%, xảy ra vào ngày thứ 3-10 sau khi sưng đau ở tuyến mang tai.

2. Dùng miếng cao dán để chữa bệnh

Khi con bị quai bị nhiều cha mẹ đi mua miếng cao dán vào phía mang tai để chữa. Tuy nhiên, theo phó giáo sư Dũng nó chỉ có tác dụng giảm đau chứ không làm thay đổi quá trình diễn biến của bệnh. Bệnh do virus gây nên, vì thế việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng.

Không nên bôi hoặc đắp những thứ thuốc dân gian như vôi, trầu nhai..., đặc biệt là châm chọc ở tuyến mang tai để tránh tình trạng nhiễm trùng.

Nếu trẻ sốt trên 38 độ thì dùng thuốc hạ nhiệt như paracetamol cũng có thêm tác dụng giảm đau. Hoặc có thể đắp ấp vùng tuyến mang tai để giảm đau.

3. Người lớn không bị bệnh

Bệnh xảy ra ở cả người lớn và trẻ em, nhưng đáng chú ý những năm gần đây số bệnh nhân là người lớn ngày một nhiều hơn theo thống kê tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Đây đều là những ca nặng, đã có biến chứng như: viêm tụy cấp, viêm tinh hoàn ở nam giới hoặc viêm buồng trứng ở nữ giới, viêm não... Vì thế quá trình điều trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn, trung bình thời gian điều trị tại viện 3-4 tuần. Trong 5 năm sau đó bệnh nhân phải được theo dõi biến chứng. Lý do vì người lớn chưa được tiêm ngừa hoặc đã được ngừa nhưng đã hết miễn dịch.

Bên cạnh đó, nhiều người vì nghĩ đã lớn thì sẽ không mắc các bệnh này nữa nên không có ý thức phòng. Trong khi đó theo phó giáo sư Bùi Đức Huy, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), virus theo đường hô hấp nên  bệnh lây lan rất nhanh.

Chăm sóc bệnh tại nhà:

- Hạn chế tiếp xúc với người xung quanh cả người lớn và trẻ con, cách ly 10-14 ngày. Nguyên tắc nói bệnh lây ở trẻ con nhưng khi bố mẹ chăm sóc, virus do trẻ bắn ra thì người lớn có thể bị bệnh hoặc thành trung gian truyền bệnh.

- Nằm nghỉ ngơi hoàn toàn, hạn chế chạy nhảy.

- Đồng thời chú ý vệ sinh răng miệng thường xuyên, đánh răng, súc miệng bằng nước sát khuẩn.

- Chế độ ăn thức ăn mềm, nấu chín kỹ, chia thành nhiều bữa, như nấu súp để người bệnh dễ ăn, đồ ăn lỏng.

- Sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng: hạ sốt, giảm ho, giảm đau...

Cách phòng bệnh tốt nhất là đưa trẻ trên 1 tuổi đi tiêm phòng. Trường hợp nào chưa tiêm mà đã bị thì không cần tiêm với điều kiện phải chẩn đoán chính xác.

Khi nào cần đưa trẻ đến viện:


- Bé trai có biểu hiện sưng, đau tinh hoàn, sờ rắn lại còn bé gái là đau bụng dưới, đau khi sờ nắn... Trẻ có thể bị biến chứng viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng.

- Bé thấy đau đầu, nôn... biểu hiện của viêm não - màng não

- Với những trẻ bị suy giảm miễn dịch như đang dùng corticoid, bị thận hư, khớp... nguy cơ bị biến chứng cao hơn.

Tại BV Bệnh Nhiệt đới TƯ, từ đầu năm đến nay đã có 40 ca phải nhập viện điều trị vì quai bị, trong đó một nửa có biến chứng viêm tinh hoàn.


Tư vấn tiêm vắc-xin phòng bệnh tại Phòng tiêm chủng BV Bệnh  Nhiệt đới T.Ư.Ảnh: H.Hải




Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Hiện nay bệnh quai bị xuất hiện rải rác ở một số nơi trong tỉnh. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp do nước bọt bị nhiễm trùng khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi.

Nước bọt của người bị bệnh quai bị có thể lây lan cho người khác 1 tuần trước khi sưng tuyến mang tai và kéo dài 2 tuần sau khi thấy sưng tuyến mang tai. Thời gian lây mạnh nhất vào khoảng 2 ngày trước khi viêm tuyến mang tai.
Đối tượng nào cũng có thể bị bệnh quai bị, khả năng mắc bệnh ở nam cao hơn nữ. Tuy nhiên, ít gặp quai bị ở trẻ dưới 2 tuổi mặc dù trẻ chỉ được bảo vệ trong 6 tháng đầu nếu mẹ đã từng mắc bệnh quai bị. Sau 2 tuổi, tần suất bệnh tăng dần, đạt đỉnh cao ở lứa tuổi 10-19 và 80% bệnh xảy ra ở trẻ em dưới 15 tuổi, thường gặp nhất là trẻ từ 6-10 tuổi. Người lớn cũng có thể bị mắc bệnh nếu không tiêm ngừa trước đó.
Biểu hiện của bệnh quai bị:
 
Sau khi tiếp xúc với vi-rút quai bị khoảng 14-24 ngày, người bệnh có cảm giác khó chịu, ăn kém, sốt, đôi khi rét, đau họng và đau góc hàm. Sau đó, tuyến mang tai sưng to dần trong khoảng 3 ngày rồi giảm sưng dần trong khoảng 1 tuần.
Tuyến mang tai có thể sưng 1 bên hay 2 bên. Nếu sưng cả 2 bên thì 2 tuyến có thể không sưng cùng lúc, tuyến 2 bắt đầu sưng khi tuyến 1 đã giảm sưng. Vùng sưng thường lan đến má, dưới hàm, đẩy tai lên trên và ra ngoài; có khi lan đến ngực gây phù trước xương ức.
Bệnh nhân có cảm giác đau ở vùng tuyến bị sưng nhưng da trên vùng sưng không nóng và không sung huyết, ngược với những trường hợp viêm tuyến mang tai do vi trùng. Thời gian biểu hiện bệnh lý khoảng 10 ngày. Tuy nhiên, có khoảng 25% người bị nhiễm vi-rút quai bị mà không có triệu chứng bệnh lý, đây là những đối tượng có khả năng truyền bệnh mà người xung quanh không nhận biết.
Bệnh quai bị ở người lớn thường nặng và có nhiều biến chứng hơn ở trẻ em. Có thể có các biến chứng sau: Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, nhồi máu phổi, viêm buồng trứng, viêm tụy, đau bụng nhiều, ói, có khi tụt huyết áp, các tổn thương thần kinh như viêm não.
Bệnh quai bị ở phụ nữ có thai: Những phụ nữ bị quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sẩy thai hoặc sinh con dị dạng. Bị quai bị trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu.
Một số biến chứng khác: Viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm tuyến lệ, viêm thần kinh thị giác (gây giảm thị lực tạm thời trong 10-20 ngày), viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, rối loạn chức năng gan, xuất huyết do giảm tiểu cầu.
Điều trị cho mọi bệnh nhân bao gồm: Cách ly bệnh nhân 2 tuần kể từ lúc phát hiện bệnh, vệ sinh răng miệng, ăn những thực phẩm dễ nuốt, giảm đau tại chỗ bằng cách đắp ấm vùng sưng, giảm đau toàn thân và hạ sốt bằng Paracetamol.
Trường hợp viêm tinh hoàn: Mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau. Dùng corticoid đúng liều, quan trọng nhất là dùng liều lớn khi khởi đầu phải do bác sĩ chỉ định. Phẫu thuật giải áp khi tinh hoàn bị chèn ép nhiều.
Phòng bệnh quai bị chủ động với vắc-xin, thường kết hợp với phòng sởi và rubella. Không nên tiêm vắc-xin cho: trẻ dưới 1 tuổi (nếu trẻ sống trong môi trường tập thể, có thể tiêm ngừa từ 9 tháng tuổi), phụ nữ có thai, người bị dị ứng với thuốc chủng, người đang dùng thuốc gây giảm miễn dịch (corticoid, thuốc điều trị ung thư), người đang điều trị với tia phóng xạ.
Số lần tiêm: Nếu bắt đầu tiêm từ 12 tháng tuổi: tiêm 2 lần (lần 1 lúc 12 tháng tuổi, lần 2 từ 4-12 tuổi). Nếu bắt đầu tiêm từ 9 tháng tuổi: tiêm 3 lần (lần 1 lúc 9 tháng tuổi, lần 2 sau lần 1 sáu tháng, lần 3 từ 4-12 tuổi).
Phòng bệnh quai bị thụ động với globulin miễn dịch, dùng cho người tiếp xúc với vi-rút quai bị mà chưa được tiêm vắc-xin trước đó
Design by Hao Tran -